Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?
Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 4: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu 5: Cho hai đoạn văn sau tìm và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 6: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.
***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả
một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo
giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn
phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản
lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo.
Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ
đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn
lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy
lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí
mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định
nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm
nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan,
I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu
quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần
cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành
công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã
buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy
vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể
sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan
nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện
thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ
công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay
cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn?
Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
a. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
b. Tìm câu văn giải thích về vấn đề nghị luận?
c. Để chứng minh vấn đề nghị luận đoạn văn đã đưa ra mấy dẫn chứng? Em
hãy liệt kê các dẫn chứng.
d. Đoạn văn không chỉ sử dụng câu trần thuật mà còn sử dụng các kiểu câu
khác, em hãy chỉ ra các câu ấy và gọi tên kiểu câu mà người viết sử dụng.
Từ nay,không bao giờ con được thốt ra một lời nóng nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,không phải vì sợ bố , mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ơn bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con,En-ri-cô ạ,con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc vói mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
hãy chỉ ra hai từ hán việt đc sử dụng trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa
Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Câu 1: Tại sao da ếch lại phải ẩm ướt ?
Câu 2: Khi quan sát sự sinh sản của cá chép và ếch đồng, Linh nhận thấy cá chép và ếch đồng đều thụ tinh ngoài nhưng số lượng trứng trong mỗi lần để của cá chép lại nhiều hơn rất nhiều so với ếch đồng. Vì sao lại có những sự khác nhau như vậy ?
Câu 3: Ở vùng quê, vào những buổi tối nhiều người dân đi soi ếch. Đặc biệt vào mùa sinh sản, họ còn bắt được nhiều đôi ếch một lúc
a) Theo em, tại sao người dân lại đu bắt vào buổi tối mà không phải ban ngày ?
b) Việc bắt các đôi ếch vào mùa sinh sản có ảnh hương như thế nào tới sự đa dạng của các loài ếch và các loài khác ?
Câu 4: Tại sao số lượng trứng trong mỗi lần đẻ của các chép lên đến hàng vạn ?
Câu 5: Quan sát các bể cá cảnh chúng ta thấy người ta thường trồng cây thủy sinh trong đó, vậy việc trồng cây thủy sinh có tác dụng gì ?
Câu 6: Theo em, cá có dùng mũi để thở như mũi người không ? Vì sao
Cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại (Người viết có thể chọn vấn đề nào mà mình tâm huyết nhất).
4. Đọc hai đoạn văn sau:
- Đoạn 1:
Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.
- Đoạn 2:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.
trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?
4. Đọc hai đoạn văn sau:
- Đoạn 1:
Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.
- Đoạn 2:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.
trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?
Ghi lại câu văn tả cảnh và chứa đựng tâm trạng của nhân vật người anh trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê