Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
Lời giải:
Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
- Đưa lại hệ quả tiêu cực: sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.
=> Loại trừ đáp án: B