Có 4 dòng ruồi giấm (a, b, c, d) được phân lập ở những vùng địa lý khác nhau. So sánh các băng mẫu nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10
Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10
Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10
Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu dòng c là dòng gốc,thì hướng xảy ra các dòng đột biến trên là:
A. c gd ga gb
B. c ga gd gb
C. c gb ga gd
D. c ga gb gd
Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa. (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối. (6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Cho các mối quan hệ giữa cá loài trong quần xã sau đây:
(1) Phong lan bám trên cây thân gỗ.
(2) Chim sáo và trâu rừng.
(3) Cây nắp ấm và ruồi.
(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(5) Lươn biển và cá nhỏ.
(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.
Mối quan hệ hợp tác là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (4) và (5)
D. (3), (4) và (5)
Cho các hiện tượng sau:
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
(2) Cây sống nối liền rễ thành từng nhóm.
(3) Sự tác bầy của ong mật vào mùa đông.
(4) Chim di cư theo đàn.
(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Những hiện tượng nào trong các hiện tượng trên thể hiện sự hỗ trợ cùng loài?
A. (3), (5) và (6)
B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (1), (2) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
(3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
(4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cộng sinh?
(1) Ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các kí ngoại kí sinh sông ở đây làm thức ăn.
(2) Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ruồi ăn.
(3) Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn rồi ép chặt thân vào để “đi nhờ”, kiếm thức ăn và hô hấp.
(4) Phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
(5) Địa y sống bám vào cây gỗ.
(6) Vi sinh vật sống trong ruột mối.
(7) Tảo nở hoa gây ra thủy triều đỏ.
Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ cộng sinh?
A. 3
B. 2
C. 1.
D. 4
Cho các đặc trưng sau:
1. Độ đa dạng 2. Độ thường gặp 3. Loài ưu thế 4. Tỉ lệ giới tính
5. Mật độ 6. Loài đặc trưng
Những đặc trưng cơ bản nào nêu trên là của quần xã?
A. 1, 2, 3, 6
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 5, 6
D. 3, 4, 5, 6.