Xe chữa cháy trong bài thơ trên được nhân hóa.
Xe chữa cháy trong bài thơ trên được nhân hóa.
Xe chữa cháy
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi “chữa cháy”
“Có … ngay ! Có … ngay !”
Chiếc xe chữa cháy được nhân hóa bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động, tính cách của người để nói về xe chữa cháy
B. Xưng hô giống như người
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu sau:
Những bông hoa phượng giống như hàng trăm nghìn ngọn lửa đang bùng cháy.
A. Bông hoa phượng được so sánh với hàng trăm
B. Ngọn lửa được so sánh với bùng cháy
C. Những bông hoa phượng được so sánh với ngọn lửa
Mn cho mk ý kiến bài viết ngắn kinh di sau ( 32848 : 2 x 33 ) , ( 749 : 3 x 23 )
Bài 1 :
Nó xảy ra vào đêm kỷ niệm 20 năm ngày cưới của bố mẹ tôi. Đó là một ngày nắng đẹp, thời tiết hoàn hảo để kỉ niệm cho ngày kết hôn tròn 20 năm của bố mẹ. Rõ ràng đây cũng là một kỉ niệm quan trọng nên bố mẹ tôi đã đặt bàn tại nhà hàng Ý yêu thích của cả gia đình. Bố mẹ và em gái tôi ra trước, tôi bận chuẩn bị quần áo nên sẽ ra sau.
Vào lúc 5:33 khi tôi vừa mới thắt xong cà vạt và điện thoại của tôi đang tắt nguồn bỗng nhiên báo tôi nhận được tin nhắn. Điều này thật kỳ lạ, nó sao có thể xảy ra được chứ. Tôi vừa kiểm tra tin nhắn vừa nghĩ. Hóa ra đó là tin nhắn từ mẹ tôi, nó là một tin nhắn rất lạ với tập hợp nhiều chữ cái và con số ghép thành dòng chữ Cứu tôi với. Ngay lập tức sau đấy, tôi lại nhận được một tin nhắn mới, "Xin lỗi, đó là tin nhắn tự động". Mặc dù thấy rất lạ, nhưng thấy yên tâm hơn, tôi lại tiếp tục chuẩn bị trang phục đang dang dở.
Vài phút sau, tôi nhận được một tin nhắn khác, lần này là từ bố tôi. Nó cũng là một tập hợp nhiều chữ cái và số bao quanh cụm từ Xin hãy giúp tôi. Tôi bắt đầu thấy sợ, nhưng bố tôi hay say xỉn và tin nhắn kiểu này rất lạ nên tôi vẫn đang trấn an mình rằng bố đang đùa. Đúng lúc ấy tôi lại nhận được một tin nhắn mới, "Xin lỗi, đó là tin nhắn tự động". Bây giờ thì tôi thật sự hoảng loạn. Nửa phút sau tôi lại nhận được hai tin nhắn như vậy y hệt từ em gái tôi. Điều này không thể là ngẫu nhiên được. Tuyệt đối không thể.
Trong tinh thần vô cùng lo lắng, tôi chạy như bay đến nhà hàng nhưng đã bị ngăn lại khi còn cách nhà hàng một đoạn vì có tai nạn xe hơi lớn. Khoảnh khắc ấy tim tôi đập lỗi nhịp và dường như tôi hiểu được điều gì đã xảy ra. Tôi yêu cầu được nhìn hiện trường tai nạn, thật ngạc nhiên, họ cho phép tôi vào. Khi vào hiện trường, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy không phải là hai xe đổ nát, không phải ngọn lửa đang thổi bùng mạnh mẽ từ xe tai nạn mà là xác chết vô hồn của mẹ, bố và em gái tôi. Tôi yêu cầu ước tính thời điểm tử vong của người nhà - Báo cáo nói rằng họ đã chết ngay lập tức khi va chạm lúc 5:32.
Bài 2 :
Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ sau:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
A. Con cò
B. Ông
C. Ao
D. Nước
HÃY CAN ĐẢM LÊN
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.
Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !
Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.
( Theo Hồ Huy Sơn)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?
a, Đi chơi công viên.
b, Đi cắm trại.
c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.
2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?
a, Bạn bị ngã.
b, Phanh của bạn bị hỏng.
c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.
3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?
a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.
b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.
c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.
d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.
4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?
a, Buông xuôi , không lái để xe tự lao đi.
b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.
c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.
Con hãy đọc bài thơ và trả lời câu hỏi :
Đám ma bác giun
Bác Giun đào đất suốt ngày
Hôm nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần…
Những sự vật nào trong bài thơ trên được nhân hóa ?
Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau và sắp xếp những từ ngữ chỉ sự vật đó vào nhóm thích hợp:
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả rừng ăn.
(Sưu tầm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Rơm tháng Mười
Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.
b. Nhân vật tôi và các bạn nhỏ chơi trò gì với rơm?