B1: Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau: a) Bằng thái độ lạnh lùng, cụ già đã dạy cho tên phát sít một bài học sâu cay.
b) Con cá to, ngon.
c) Những bông hoa đua nhau khoe sắc trong vườn nhà bà.
d) Những chú gà nhỏ những hòn tơ lăn trên bãi cỏ
e) Học quả là khó khăn, vất vả
Xác định trạng ngữ chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Sớm sớm, những bông hoa đua nhau khoe sắc, từng cánh hoa lấp lánh những giọt sương.
Ghi lại bộ phận chủ ngữ trong câu sau:
Khi mùa xuân về, không khí trở nên ấm áp, cây cối trong vườn đua nhau khoe sắc.
Bài 1: Xác định, trạng ngữ( nếu có) , chủ ngữ, vị ngữ của các vế trong câu ghép, và khoanh tròn các quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép.
a. Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
b. Gió mát hiu hiu và sóng biển rì rầm như tiếng ru.
c. Ông bố dắt tay cô bé còn cô bé thì cầm bông sen đỏ.
Bài 2: Gạch 1 gạch dưới các vế câu chỉ nguyên nhân , gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu này.
a. Thầy ưu tiên xếp cho Sơn ngồi đầu bàn phía lối đi vì Sơn nhỏ con nhất trong tổ.
b. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Bài 3:: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a. Bố em là ...........................( công nhân, công dân) làm việc trong xí nghiệp may mặc.
b. Chúng em hướng về quần đảo Trường Sa với ý thức và nghĩa vụ của người ..............
.....................( công dân, công bằng ) yêu nước.
c. Các ca sĩ cần giữ gìn hình ảnh của mình trước ............................( công chúng, công dân) .
d. Em được .....................................( công nhận, công khai ) là Cháu ngoan Bác Hồ- Chủ nhân Thăng Long.
7. Tác dụng của dấu phẩy thứ hai trong câu sau: Mùa hè đến, trên những tán phượng dọc con phố nhỏ của tôi, ve đua nhau kêu ra rả. a. Ngăn cách chủ trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách các vế trong câu ghép. c. Ngăn cách các trạng ngữ. d. Ngăn cách các vị ngữ.
Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
b) Mùa xuân là Tết trồng cây.
c) Con hơn cha là nhà có phúc.
d) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Dữ dội, kéo dài. b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)
a. Tháng hai, tháng ba. b. Tháng ba, tháng tư. c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Cây đước. b. Cây bình bát. c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)
a. Nhà cửa dựng dọc. b. Nhà cửa. c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy?
a. 2 từ (Đó là: ............................................................................................................)
b. 3 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
c. 4 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
a. Nhà tôi có ba người. b. Nhà tôi vừa mới qua đời. c. Nhà tôi ở gần trường.
Bài 1. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau A, Đầu xuân, mỗi gia đình mua cây về trồng hai bên đường B, Những hàng cây xanh mát như những nhà máy lọc bụi C, chiều chiều ở hai bên đường, đám trẻ rủ nhau ra chơi rất đông D, chúng ta cần bảo vệ môi trường E, những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh G, buổi sớm trên cánh đồng ở quê hương em rất đẹp H, từ nhà đến trương, em ngửi thấy mùi hương lúa chín
Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh.
Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong.
Không cần tìm trạng ngữ đâu ạ, cần gấp ạ!
Xác định Trạng Ngữ Chủ Ngữ Vị Ngữ trong câu sau:
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.