Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Đọc đoạn văn sau và gạch chân các danh từ có trong đoạn văn sau“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô len hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”
Trong bài văn có những kiểu câu kể nào?
Ai là gì?; Ai thế nào?
Ai làm gì?; Ai thế nào?
Ai thế nào?
SÔNG TRÀ YÊU DẤU
Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà - quê hương yêu dấu của tôi. Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây xanh mát soi bóng xuống dòng sông.
Buổi sáng khi những tia nắng sớm chiếu xuống dòng sông, tôi thấy nó ấm áp, hiền hòa làm sao. Khi những chiếc thuyền rời bến đi đánh lưới hay chở khách đi, những làn sóng đập nhẹ vào mạn thuyền như bàn tay người mẹ vỗ về con trước lúc đi xa.
Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn sót lại rọi lên mặt sông tạo nên một bức tranh lung linh tuyệt đẹp. Lúc này, trên dòng sông vẫn còn lại vài chiếc thuyền cập bến sau một ngày đi đánh lưới mệt mỏi. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh cắt ngang đầu ngọn tre, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt sông gợn sóng lung linh, phủ đầy một màu vàng óng ánh. Vào mùa xuân và mùa hạ, nước sông xanh thẳm, hiền hòa, yên ả. Vào cuối thu và đầu mùa đông, sau những trận mưa lớn thì nước sông đầy ăm ắp, đục ngầu, tạo nên những trận lụt dữ dội. Nhưng khi sự “giận dữ” qua đi thì vẫn còn lại một lượng phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, hứa hẹn một mùa bội thu. Sông còn là nguồn lợi lớn của quê tôi vì sông cho ngư dân nhiều cá tôm. Dòng sông đã gắn bó biết bao kỉ niệm tuổi thơ với tôi. Bởi thế nó như một người bạn thân thiết của tôi.
Sau này dù có đi đâu thì tôi vẫn thiết tha yêu dòng sông Trà quê mình bằng một tình yêu muôn thuở - tình quê hương.
Theo Cao Thị Thanh Mai
Câu 6: " Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót". Là kiểu câu kể nào ?
A. Ai làm gì ? B. Ai thế nào ? C. Ai là gì ?
1. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu kể Ai làm gì? Xác định vị ngữ của những câu đó và cho biết các vị ngữ đó do loại từ nào tạo thành?/ Mặt trời đã lên cao. Đường làng mịn cát. Trên ngọn cây phi lao một con chích chòe đang hót. Lũ cào cào rũ cánh xòe xòe trong đám cỏ may ven đường. Tôi cố ôm chiếc cặp cói thật chặt và ngầng cao đầu lên. Trường kia rồi!
Trong đoạn sau, những câu nào là câu kể, chúng được dùng làm gì?
Một cái phản lực kéo đuôi khói cực dài (1). Nó dính đạn rồi định chuồn ra biển (2). Từ cái máy bay đang sa, dù bật ra nhỏ như tóp chanh (3). Cái dù to dần (4). Nó bằng cái vung nồi, bằng cái mẹt (5). Thằng giặc lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lại làng nước ơi! (7)
Dòng nào dưới đây xác định đúng kiểu câu của 2 câu kể: “(1) Tên sĩ quan tái mặt. (2) Tay nó run rẩy.”?
(0.5 Points)
a. Cả 2 câu đều là câu kể Ai thế nào?
b. Câu (1) là câu kể Ai làm gì? Câu (2) là câu kể Ai thế nào?
c. Câu (1) là câu kể Ai thế nào? Câu (2) là câu kể Ai làm gì?
Định nghĩa sau nói về kiểu câu kể nào?
Là kiểu câu:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? (do tính từ, động từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ tạo thành).
Ai thế nào?
Ai làm gì?
Ai là gì?
.Những câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể "Ai - là gì?"
( Chọn nhiều đáp án )
A Đêm nào, mẹ cũng đi tuần trên bãi.
B Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ.
C Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh.
D Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím ấy.