Cho một lượng dung dịch α-aminoaxit X ( phân tử chứa một nhóm -NH2, một nhóm -COOH) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M thu được 11,1 gam muối khan. Công thức của X là:
A. NH2CH2COOH
B. H2NCH(CH3)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. H2NCH2CH2COOH
X và Y đều là α–aminoaxit no mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm 2 muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
A. 23,15%
B. 26,71%
C. 19,65%
D. 30,34%
Hỗn hợp M gồm amino axit X (phân tử có chứa một nhóm COOH), ancol đơn chức Y (Y có số mol nhỏ hơn X) và este Z tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16,65 gam muối và 5,76 gam ancol. Công thức của X và Y lần lượt là
A. H2NCH2COOH và CH3OH.
B. H2NC2H4COOH và CH3OH.
C. H2NCH2COOH và C2H5OH.
D. H2NC2H4COOH và C2H5OH.
X và Y đều là α-amino axit no, mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 còn Y có một nhóm–NH2 và hai nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm hai muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm hai muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
A. 23,15%.
. 26,71%.
C. 19,65%.
D. 30,34%
Cho m gam hỗn hợp 2 aminoaxit (phân tử chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng vừa hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị m là:
A. 17,83.
B. 13,87.
C. 19,80.
D. 17,47.
X là một α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm − N H 2 và 1 nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp R gồm a mol X và a mol đipeptit tạo thành từ X bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chứa 25,54 gam chất tan và có 1,008 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Nếu đun nóng hỗn hợp R với một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp NaOH và KOH (có cùng nồng độ mol) thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,170.
B. 9,990.
C. 11,430.
D. 10,710.
X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm – N H 2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là:
A. H 2 N − C H 2 − C O O H .
B. C H 3 − C H N H 2 − C O O H .
C. C 2 H 5 − C H ( N H 2 ) − C O O H .
D. H 2 N − C H 2 − C H 2 − C O O H .
X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm – N H 2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M, thu được 12,55 gam muối. CTCT của X là:
A. H 2 N − C H 2 − C O O H .
B. C H 3 − C H ( N H 2 ) − C O O H .
C. C 2 H 5 − C H ( N H 2 ) − C O O H .
D. H 2 N − C H 2 − C H 2 − C O O H .
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 98,9 gam.
B. 107,1 gam.
C. 94,5 gam.
D. 87,3 gam.