viết đoạn văn ngắn 5 đén 7 câu miêu tả đôi bàn tay của em
cảm nhận về tình cảm cha con của ông sáu trong đoạn trích "đến lúc chia tay,.......và đôi vai nhỏ bé của nó run run". M.n giúp tớ với
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........
Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".
Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” trong bài thơ “Đồng chí”
“Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó.”
1. Chỉ ra một câu phủ định và các phép liên kết trong đoạn trích.
2. Tại sao trong đoạn trích, có lúc người kể xưng “chúng tôi”, có lúc lại xưng “tôi”?
3. Từ các nhân vật trong đoạn trích và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (chỉ rõ khởi ngữ).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.
-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:
-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
a, Xác định phương thức biểu đạt
b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết
c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó
d,Bài học rút ra từ văn bản trên?
Giúp mình với ạ:"(
Đoạn văn sau sử dụng những phép liên kết câu nào?
Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
A. Phép lặp, phép thế
B. Phép lặp, phép nối
C. Phép thế, phép trái nghĩa.
D. Phép trái nghĩa, phép đồng nghĩa
Giúp em gấp câu này với ạ:((
Câu 1:
Những ngày qua, hình ảnh nhiều đôi bàn tay “kì lạ” đã được cộng đồng truyền nhau. Có một nữ sinh viên y khoa xinh đẹp, chụp và đăng hai bức ảnh “trước và sau”. Trước kia, bàn tay ấy trắng xinh, thon thả, nuột nà và rất “điệu đà” với những móng tay sơn màu hồng cánh sen ngọt ngào. Bây giờ, những chiếc móng tay cắt cụt ngủn trên một bàn tay sần sùi, bủng beo, đầu ngón tay móp méo.
Và còn hàng ngàn đôi bàn tay mà chúng ta không thể thấy vì không xuất hiện trên mạng xã hội, những đôi bàn tay mà đến chủ nhân của chúng cũng dường không nhận ra đó là tay mình. Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác.
Những bàn tay ấy đã trải qua những gì? Đó là những ngày dài liên tục thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm suốt ngày, xuyên đêm cho hàng ngàn người, đặc biệt trong các khu phong tỏa. Đó là những ca cấp cứu đến liên tục với cảm giác dường như bất lực. Đó là những khoảnh khắc tháo găng tay, mỏi rời, đau buốt vì da tay bị bào mòn tiếp xúc với nước sát trùng. Lấy tay ra khỏi găng tay, đến chiếc điện thoại còn không nhận ra vân tay chủ nhân của nó.
Nhưng, những đôi bàn tay chỉ là khởi đầu của câu chuyện. Chịu đựng sự vất vả và hy sinh không chỉ có những đôi bàn tay. Giữa những ngày hè nóng bức, ở Bắc Giang, Hà Nội, Sài Gòn... có biết bao y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên khoác lên mình bộ bồ bảo hộ để làm nhiệm vụ. Suốt một ngày dài, những bộ đồ bảo hộ sũng nước, dán chặt vào cơ thể. Ngâm trong mồ hôi nhiều giờ liên tục, hậu quả là những bàn chân sưng phồng, tróc lở, những vùng da mẩn ngứa, viêm loét, dị ứng, đỏ rực. Những bàn tay nhăn nheo ấy chính là những “bàn tay vàng” cứu bao sinh mạng, rất đẹp đẽ, đáng trân trọng. Xin hãy tri ân họ, bằng trái tim và bằng hành động tích cực của mình.
a/ Cho biết nội dung đoạn trích ? (1đ)
b/ Xác định 1 phép tu từ trong đoạn 3 và cho biết tác dụng ?(1đ)
c/ Viết từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh những đôi bàn tay được miêu tả “Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác.”