Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).
-Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.
-Đun nóng axetilen ở 600oC với bột than làm xúc tác thu được benzen.
-Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
Propilen tác dụng với hidro, đun nóng (xúc tác Ni).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
Cho chất sau lần lượt tác dụng với
1. Na;
2. dung dịch NaOH;
3. dung dịch HBr;
4. CuO (đun nóng nhẹ).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Trong một bình kín có thể tích không đổi là 2 lít, chứa hỗn hợp khí gồm 0,02 mol CH4, 0,01 mol C2H4, 0,015 mol C3H6 và 0,02 mol H2. Đun nóng bình với xúc tác Ni, các anken đều cộng hiđro với hiệu suất 60%. Sau phản ứng giữ bình ở 27,3oC, áp suất trong bình là:
A. 0,6776 atm
B. 0,616 atm
C. 0,653 atm
D. 0,702 atm
Viết phương trình hóa học ( ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi :
Isopren tác dụng với hidro (xúc tác Ni)
Cho 12,20 gam hỗn hợp X gồm etanol và propan-1-ol tác dụng với Na (dư) thu được 2,80 lit khí đktc. Cho hỗn hợp X qua ống đựng CuO, đun nóng. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
B. no, hai chức.
C. no, đơn chức.
D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.