Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngô Minh Trí

viet mot doan van tu 6 den 8 cau có ít nhất một thành ngữ

Hàn Tử Băng
9 tháng 11 2017 lúc 22:00

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.

=^.^=
 

Huy Thông Phan
9 tháng 11 2017 lúc 21:56

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

Nguyễn Trần Ngọc Linh
9 tháng 11 2017 lúc 21:58

Chúng ta là con người Việt Nam . Là một dân tộc trên đất nước . Vì vậy phải noi gương theo truền thống LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH để giứu đõ người nghòe khổ ....

Bùi_Thị _Oanh123
9 tháng 11 2017 lúc 21:58

"Cá không ăn muối cá ươn con cãi cha mẹ trăm đường con hư "là một câu thành ngữ khá là quen thuộc với chúng ta trong lối sống cách làm người và cả trong con đường đời của chúng ta. Nó nó mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cá ươn thì loài cá kia cũng chẳng bao giờ muốn ăn thịt đồng loại của mình như chính con người của chúng ta cũng không muốn tổn thương đến mẹ cha. Chúng ta chưa bao giờ suy nghĩ đến bất cứ thứ gì trước khi chúng ta nói với bố mẹ của chúng ta. Những lời nói Hỗn xược chúng ta cũng vẫn nói ra hàng ngày nhưng ai có hiểu được nỗi lòng của mẹ cha hay có hiểu được cái cảm giác mà mẹ cha mang trong mình, ai có thể chấp nhận được điều ấy khi mà đứa con do chính mình đứt ruột sinh ra lại có thể nói với mình câu như vậy đâu. Vì vậy hãy nghĩ trước khi nói động não trước khi làm và hãy luôn đặt mình vào trường hợp của mẹ cha, hãy luôn thấu hiểu cho mẹ và cha vì trên đời này không ai tốt bằng mẹ không ai khổ bằng cha.

Lam Tố Hinh
9 tháng 11 2017 lúc 22:36

Ib mình chỉ cho 1 đoạn văn cũng khá hay -)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
nguyentrucmai
Xem chi tiết
ichimomo
Xem chi tiết
Nhu Thi Ngoc Ha
Xem chi tiết
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Hap Hang
Xem chi tiết