bạn có thể tìm trên mạng mik ở thành phố ko có đò
“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sỹ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đó vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sỹ tài ba trong nghề của mình.
Trong các tác phẩm của mình dù viết trước hay sau cách mạng tháng Tám thì các nhân vật chính luôn được ông xây dựng thành những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sỹ. Hình ảnh ông lái đò cũng không phải là một ngoại lệ. Khi đọc tác phẩm, ta sẽ ấn tượng ngay đầu tiên với ngoại hình của ông “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhớn giới ông vồi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù…” Sức vóc ông khỏe mạnh chẳng khác gì thanh niên trai tráng mười tám đôi mươi “Gần bảy mươi tuổi, cái đầu quắc thước của ông đặt trên một thân hình cao to và gon guánh như chất sừng, chất mun…ông giơ tay lên, đôi cánh tay trẻ tráng quá bịt cái đầu bạc hói đi. Không ai không lầm tưởng mình đang đứng trước một chàng trai đang ngồi ngoài bến chính bờ sông” Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình của một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính con người đó. Chỉ có yêu quý nghề, gắn bó sâu đậm với nghề, nhiều năm một nắng hai sương dong duổi chở khách trên con sông Đà hùng vĩ thì ngoại hình mới mang đậm dấu ấn nghề nghiệp như vậy. Đây chính là phong cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân, ông luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “Hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn, chỉ khi chuyên chú đọc ta mới khám phá ra được nhiều tầng ẩn ngôn hàm chứa trong từng câu văn của tác giả.
Nhưng chỉ những nét miêu tả ngoại hình thôi thì chưa đủ. Trong ông lái đò còn ẩn chứa rất nhiều điều tuyệt vời đặc biệt của một người từng trải thạo nghề. Ông là một linh hồn muôn thuở của sông nước này. “Trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu mươi lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sau chèo”. Sự từng trải ấy còn được thể hiện qua trí nhớ siêu phàm của ông. Trí nhớ ấy được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỷ mỉ 73 con thác, như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái dấu chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã bày mươi tuổi, làm nghề đó dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm nhưng trong ông, bản lĩnh kiên cường dường như không hề suy chuyển. Ông vẫn rất tự tin mà rằng: “Tôi bỏ nghề đã lâu rồi nhưng nay cho lên thác xuống ghềnh tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ sông Đà, cũng còn cái linh lợi để trở mừng một phái đoàn trung ương vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ sông Đà cho đến biên giới Trung Quốc”
Nhưng trên hết tất cả, hình tượng ông lão lái đò được khắc họa rõ nét nhất qua trận thủy chiến với sông Đà. Vẻ đẹp sức mạnh của ông lái đò được khắc họa trong tương quan với vẻ đẹp của con sông Đà hung bạo, hùng vĩ. Chỉ từng trải thôi thì chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đã đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đây chính là dụng ý của tác giả khi viết về hình tượng ông lái đò, phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ được bộc lộ rõ nhất khi nhận vật đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Giả sử đặt ông lái đò trong khung cảnh thi vị, trữ tình của sông Đà thì hình tượng lại phát triển theo một hướng khác, trở thành một nghệ sỹ đa tình lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Còn ở đây, ông lái đò trở thành người anh hùng nghệ sỹ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra ngay diện mạo và tâm địa độc ác của kẻ thù số một, lực lượng đá hậu, đá tương, đá tiền về với nhiều thủ đoạn nham hiểm tạo thành một lực lượng hùng hậu, đông đảo, dữ dằn và nham hiểm. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn chúng giăng sẵn trận đồ bát quái với ba trùng vi. Trùng vi một có 4 cửa tử và 1 cửa sinh. Sóng trận địa phóng thẳng, mặt nước hò la vang dậy mà vào bẻ gãy cán chèo vũ khí của ông lái đò nhưng ông vẫn hai tay giữ chắc mái chèo khỏi bị hất lên. Vì thế sóng nước lại càng dọa dẫm, sấn sổ, hiếu chiến như thể quân liều mạng. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm lấy thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình giữa trận nước. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất nốc ao đối phương, ông lái đò cũng chẳng run tay, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt móc bệch.Ông chỉ huy hết sức ngắn gọn và tỉnh táo, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua trùng vi một hiểm trở. Phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất ông lái đò phá luôn vòng vây thứ hai. Trùng vi hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn thật nham hiểm và xảo quyệt, thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ. Bốn, năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định nhử thuyền vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh lái miết một đường chéo về phía cửa đá. Thật điêu luyện. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sông nằm ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Một ông lái đò và sáu tay trèo, tưởng chừng như con người hết sức nhỏ bé, ít ỏi, cạn kiệt sức lực giữa một thiên nhiên hung dữ. Nhưng không, như một vị tướng lão luyện dày dặn kinh nghiệm, trận mạc, ông lão phóng thẳng thuyền trọc thủng cửa giữa. Thuyền vụt qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh cho qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái được. Thế là kết thúc. Tác giả đã rất dày công khi miêu tả trận thủy chiến với con sông Đà củ ông lão lái đò. Một loại những hành động nhanh mạnh: Phóng nhanh, phóng thẳng, lái miết một đường, chọc thủng, xuyên nhanh,…Kết hợp với nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập gợi nên một cuộc giao tranh giáp lá cà một sống, một chết. Hơn nữa thư pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng triệt để và rất độc đáo trong tác phẩm đã xây dựng lên hai phe đối lập: một bên là thiên nhiên hung tàn, bạo liệt với một bên là con người nhỏ bé nhưng đầy bản lĩnh, sự quả cảm và khả năng chinh phục thiên nhiên kỳ diệu. Ông lái đò trong tay chỉ có một mái chèo “Như cái que giữa bạt ngàn sóng thác” như một vị tướng bách chiến bách thắng, phá thành vượt ải.
Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự… của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sỹ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.
Quả thật, vẻ đẹo “Chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của con người Tây Bắc đã được NguyễnTuân dày công khám phá trên dòng Đà giang khuất nẻo. Nếu như thiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “Kẻ thù số một của con người”, thì cũng chính thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người lao động. Quả thật sâu sắc khi nói “Thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tác phẩm sẽ mãi là bản trường ca hào hùng đi cùng năm tháng.
Bài làm
“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sỹ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đó vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sỹ tài ba trong nghề của mình.
Trong các tác phẩm của mình dù viết trước hay sau cách mạng tháng Tám thì các nhân vật chính luôn được ông xây dựng thành những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sỹ. Hình ảnh ông lái đò cũng không phải là một ngoại lệ. Khi đọc tác phẩm, ta sẽ ấn tượng ngay đầu tiên với ngoại hình của ông “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhớn giới ông vồi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù…” Sức vóc ông khỏe mạnh chẳng khác gì thanh niên trai tráng mười tám đôi mươi “Gần bảy mươi tuổi, cái đầu quắc thước của ông đặt trên một thân hình cao to và gon guánh như chất sừng, chất mun…ông giơ tay lên, đôi cánh tay trẻ tráng quá bịt cái đầu bạc hói đi. Không ai không lầm tưởng mình đang đứng trước một chàng trai đang ngồi ngoài bến chính bờ sông” Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình của một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính con người đó. Chỉ có yêu quý nghề, gắn bó sâu đậm với nghề, nhiều năm một nắng hai sương dong duổi chở khách trên con sông Đà hùng vĩ thì ngoại hình mới mang đậm dấu ấn nghề nghiệp như vậy. Đây chính là phong cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân, ông luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “Hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn, chỉ khi chuyên chú đọc ta mới khám phá ra được nhiều tầng ẩn ngôn hàm chứa trong từng câu văn của tác giả.
Nhưng chỉ những nét miêu tả ngoại hình thôi thì chưa đủ. Trong ông lái đò còn ẩn chứa rất nhiều điều tuyệt vời đặc biệt của một người từng trải thạo nghề. Ông là một linh hồn muôn thuở của sông nước này. “Trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu mươi lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sau chèo”. Sự từng trải ấy còn được thể hiện qua trí nhớ siêu phàm của ông. Trí nhớ ấy được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỷ mỉ 73 con thác, như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái dấu chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã bày mươi tuổi, làm nghề đó dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm nhưng trong ông, bản lĩnh kiên cường dường như không hề suy chuyển. Ông vẫn rất tự tin mà rằng: “Tôi bỏ nghề đã lâu rồi nhưng nay cho lên thác xuống ghềnh tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ sông Đà, cũng còn cái linh lợi để trở mừng một phái đoàn trung ương vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ sông Đà cho đến biên giới Trung Quốc”
Nhưng trên hết tất cả, hình tượng ông lão lái đò được khắc họa rõ nét nhất qua trận thủy chiến với sông Đà. Vẻ đẹp sức mạnh của ông lái đò được khắc họa trong tương quan với vẻ đẹp của con sông Đà hung bạo, hùng vĩ. Chỉ từng trải thôi thì chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đã đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đây chính là dụng ý của tác giả khi viết về hình tượng ông lái đò, phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ được bộc lộ rõ nhất khi nhận vật đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Giả sử đặt ông lái đò trong khung cảnh thi vị, trữ tình của sông Đà thì hình tượng lại phát triển theo một hướng khác, trở thành một nghệ sỹ đa tình lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Còn ở đây, ông lái đò trở thành người anh hùng nghệ sỹ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra ngay diện mạo và tâm địa độc ác của kẻ thù số một, lực lượng đá hậu, đá tương, đá tiền về với nhiều thủ đoạn nham hiểm tạo thành một lực lượng hùng hậu, đông đảo, dữ dằn và nham hiểm. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn chúng giăng sẵn trận đồ bát quái với ba trùng vi. Trùng vi một có 4 cửa tử và 1 cửa sinh. Sóng trận địa phóng thẳng, mặt nước hò la vang dậy mà vào bẻ gãy cán chèo vũ khí của ông lái đò nhưng ông vẫn hai tay giữ chắc mái chèo khỏi bị hất lên. Vì thế sóng nước lại càng dọa dẫm, sấn sổ, hiếu chiến như thể quân liều mạng. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm lấy thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình giữa trận nước. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất nốc ao đối phương, ông lái đò cũng chẳng run tay, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt móc bệch.Ông chỉ huy hết sức ngắn gọn và tỉnh táo, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua trùng vi một hiểm trở. Phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất ông lái đò phá luôn vòng vây thứ hai. Trùng vi hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn thật nham hiểm và xảo quyệt, thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ. Bốn, năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định nhử thuyền vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh lái miết một đường chéo về phía cửa đá. Thật điêu luyện. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sông nằm ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Một ông lái đò và sáu tay trèo, tưởng chừng như con người hết sức nhỏ bé, ít ỏi, cạn kiệt sức lực giữa một thiên nhiên hung dữ. Nhưng không, như một vị tướng lão luyện dày dặn kinh nghiệm, trận mạc, ông lão phóng thẳng thuyền trọc thủng cửa giữa. Thuyền vụt qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh cho qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái được. Thế là kết thúc. Tác giả đã rất dày công khi miêu tả trận thủy chiến với con sông Đà củ ông lão lái đò. Một loại những hành động nhanh mạnh: Phóng nhanh, phóng thẳng, lái miết một đường, chọc thủng, xuyên nhanh,…Kết hợp với nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập gợi nên một cuộc giao tranh giáp lá cà một sống, một chết. Hơn nữa thư pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng triệt để và rất độc đáo trong tác phẩm đã xây dựng lên hai phe đối lập: một bên là thiên nhiên hung tàn, bạo liệt với một bên là con người nhỏ bé nhưng đầy bản lĩnh, sự quả cảm và khả năng chinh phục thiên nhiên kỳ diệu. Ông lái đò trong tay chỉ có một mái chèo “Như cái que giữa bạt ngàn sóng thác” như một vị tướng bách chiến bách thắng, phá thành vượt ải.
Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự… của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sỹ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.
Quả thật, vẻ đẹo “Chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của con người Tây Bắc đã được NguyễnTuân dày công khám phá trên dòng Đà giang khuất nẻo. Nếu như thiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “Kẻ thù số một của con người”, thì cũng chính thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người lao động. Quả thật sâu sắc khi nói “Thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tác phẩm sẽ mãi là bản trường ca hào hùng đi cùng năm tháng.