Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ không biết rằng, khi bố mẹ như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến con. Ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó
Viết một bài văn nêu cảm nhận về truyện Cuộc chia tay của những con búp bê .
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
~~~Hok tốt !!!~~~
Hồng Hà Thị
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Hướng dẫn bài làm Cảm nhận bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” ngữ văn lớp 7. Mỗi chúng ta luôn cần có tình yêu thương của gia đình. Gia đình là cội nguồn, là sức mạnh, là vòng tay yêu thương chở che cho cuộc đời mỗi người chúng ta. Gia đình quan trọng lắm. Những đứa trẻ thiếu đi hơi ấm tình thương của gia đình thật bất hạnh và đáng thương làm sao. Chúng còn quá nhỏ để sống thiếu tình cảm. Tình cảm gia đình là nguồn lực nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên từng ngày. Nếu không có nó, ta sẽ như kẻ đi giữa sa mạc chỉ có cát mà tìm mãi không thấy giọt nước. Trẻ em ngây thơ, hồn nhiên, chúng không đáng phải chịu cảnh thiếu đi tình thương của cha của mẹ, lại càng không đáng phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, ly hôn. Những đứa trẻ hồn nhiên, thơ dại, chỉ vì sự ích kỉ của cha mẹ mà chịu một tuổi thơ bất hạnh. Cha mẹ của chúng thật đáng trách khi chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất người con bé bỏng, quên mất mất mát chúng chịu đựng trong kí ức tuổi thơ và trong tương lai sau này. Đó là những gì mà Khánh Hoài viết trong truyện ngắn nhật dụng của mình : “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Dưới đây là bài làm hướng dẫn Cảm nhận bài Cuộc chia tay của những con búp bê.
Những con búp bê đẹp
BÀI LÀM 1 CẢM NGHĨ VỀ CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài được biết đến là cây bút truyện ngắn hiện đại nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông được vinh dự trao tặng giải thưởng quốc tế văn học viết về “Quyền trẻ em”. Có lẽ vì thế những áng văn chương của ông viết nhiều về đề tài trẻ thơ. Tiêu biểu nhắc tới truyện ngắn : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Truyện ngắn là một văn bản nhật dụng tiêu biểu đề cập tới vấn đề về quyền trẻ em, và được vinh danh trên sàn đấu quốc tế với giải nhì cuộc thi viết văn quốc tế về quyền trẻ em do Rát-đa Bec nơ tổ chức.
Lấy hình ảnh ẩn dụ là những con búp bê, truyện kể lại cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ vì cha mẹ ly hôn mà phải sống xa nhau. Nhan đề câu chuyện : “Cuộc chia tay của những con búp bê” gợi lên hình ảnh thật trong sáng. Những con búp bê ẩn dụ cho tâm hồn trẻ thơ, vô tọi của những đứa trẻ. Chính từ nhan đề này khiến người đọc tò mò, gợi ra một tình huống, buộc người đọc phải theo dõi để tìm hiểu. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, nhập cuộc để kể lại một cách chân thực, chính xác ,thể hiện sâu sắc nhừng suy nghĩ tình cảm tâm trạng của các nhân vật góp phần tăng sức thuyết phục cao cho truyện.
Mở đầu truyện ngắn là tiếng gọi của nhân vật mẹ. Mở đầu bằng một âm thanh khàn đặc, như gợi cái âm hưởng buồn bã xuyên suốt tác phẩm. Những hình ảnh Thành nhớ lại ban đêm với những giọt nước mắt, với những tiếng nức nở khiến người đọc như nao lòng, và càng tò mò muốn tìm hiểu câu chuyện.
Tiếp đến, tác giả vẽ lại bức tranh khung cảnh buổi sáng. Ông sử dụng nhiều láy từ gợi tả âm thanh, màu sắc của các loài chim, loài hoa : “Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.”. Khung cảnh thiên nhiên bình dị, thân thuộc, tưởng chừng cuộc sống thật yên bình. Nhưng ngay câu văn tiếp theo: “ Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này .” khiến cả đoạn văn như trùng xuống, người đọc dường như ngờ ngợ hình dung ra được câu chuyện xảy ra. Cảnh vật thì cứ đẹp mà lòng người thì đau khổ buồn bã. Nghệ thuật đối lập giữa cảnh và người khắc sâu sự hồn nhiên vô tư và nỗi bất hạnh của những đứa trẻ
Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm đẹp giữa hai anh em. Thành đi đá bóng ở sân vận động bị ngã rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động khâu áo cho anh. Từ đó chiều nào Thành cũng đi đón Thủy, hai anh em vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Kỉ niệm ngây thơ hồn nhiên ấy dội về trong kí ức của Thành khắc sâu hơn nỗi đau khổ bất hạnh của hai anh em. Tình cảm ngây thơ, gần gũi của hai anh em càng đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng đau khổ bấy nhiêu.
Truyện dâng lên cao trào khi người mẹ nhắc hai anh em chia đồ chơi. Khi Thành mang hai con búp bê chia ra thì Thuỷ tru tréo lên giận dữ vì em không muốn hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ phải rời xa nhau. Thành nhớ lại kỉ niệm về hai con búp bê, đó là sự quan tâm lẫn nhau của hai anh em. Hai con búp bê luôn ở cạnh nhau không bao giờ xa cách là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt không bao giờ xa nhau của Thành và Thủy. Bởi có lẽ búp bê là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em, là kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu, là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành và Thủy.
Trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học 4B thân yêu khi Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho không chỉ cô giáo, các bạn trong lớp xúc động mà còn khiến người đọc thật xót xa. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về quê cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Với một đưa trẻ, điều quan trọng nhất, đáng quý nhất chính là giáo dục. Được đi học là trách nhiệm, là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Nhưng với Thuỷ đó là điều xa vời với em. Em sẽ không được đi học, em quá nhỏ để phải lăn lộn với cuộc đời khổ cực. Thuỷ trở thành cô bé vừa thiếu tình cảm gia đình vừa thiếu đi kiến thức.
Với Thành, em là đứa trẻ ít nói, không thích bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài nhưng từ những suy nghĩ, hành động nhường nhịn của em với Thuỷ cũng đủ để thấy em là đứa trẻ sống tình cảm, yêu thương, nhường nhịn em gái. Em sống rất tình cảm và có những suy nghĩ chững trạc về cuộc sống.
Bằng nghệ thuật đối lập trong miêu tả ngoại cảnh và nội tâm nhân vật, Khánh Hoài đã xuất scaws kể lại câu chuyện thấm đẫm tình cảm nhân văn sâu sắc. Câu chuyện đã ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng để từ đó lên tiếng phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le.
Hướng dẫn bài làm Cảm nhận bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” ngữ văn lớp 7. Mỗi chúng ta luôn cần có tình yêu thương của gia đình. Gia đình là cội nguồn, là sức mạnh, là vòng tay yêu thương chở che cho cuộc đời mỗi người chúng ta. Gia đình quan trọng lắm. Những đứa trẻ thiếu đi hơi ấm tình thương của gia đình thật bất hạnh và đáng thương làm sao. Chúng còn quá nhỏ để sống thiếu tình cảm. Tình cảm gia đình là nguồn lực nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên từng ngày. Nếu không có nó, ta sẽ như kẻ đi giữa sa mạc chỉ có cát mà tìm mãi không thấy giọt nước. Trẻ em ngây thơ, hồn nhiên, chúng không đáng phải chịu cảnh thiếu đi tình thương của cha của mẹ, lại càng không đáng phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, ly hôn. Những đứa trẻ hồn nhiên, thơ dại, chỉ vì sự ích kỉ của cha mẹ mà chịu một tuổi thơ bất hạnh. Cha mẹ của chúng thật đáng trách khi chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất người con bé bỏng, quên mất mất mát chúng chịu đựng trong kí ức tuổi thơ và trong tương lai sau này. Đó là những gì mà Khánh Hoài viết trong truyện ngắn nhật dụng của mình : “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Dưới đây là bài làm hướng dẫn Cảm nhận bài Cuộc chia tay của những con búp bê.
Những con búp bê đẹp
BÀI LÀM 1 CẢM NGHĨ VỀ CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài được biết đến là cây bút truyện ngắn hiện đại nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông được vinh dự trao tặng giải thưởng quốc tế văn học viết về “Quyền trẻ em”. Có lẽ vì thế những áng văn chương của ông viết nhiều về đề tài trẻ thơ. Tiêu biểu nhắc tới truyện ngắn : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Truyện ngắn là một văn bản nhật dụng tiêu biểu đề cập tới vấn đề về quyền trẻ em, và được vinh danh trên sàn đấu quốc tế với giải nhì cuộc thi viết văn quốc tế về quyền trẻ em do Rát-đa Bec nơ tổ chức.
Lấy hình ảnh ẩn dụ là những con búp bê, truyện kể lại cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ vì cha mẹ ly hôn mà phải sống xa nhau. Nhan đề câu chuyện : “Cuộc chia tay của những con búp bê” gợi lên hình ảnh thật trong sáng. Những con búp bê ẩn dụ cho tâm hồn trẻ thơ, vô tọi của những đứa trẻ. Chính từ nhan đề này khiến người đọc tò mò, gợi ra một tình huống, buộc người đọc phải theo dõi để tìm hiểu. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, nhập cuộc để kể lại một cách chân thực, chính xác ,thể hiện sâu sắc nhừng suy nghĩ tình cảm tâm trạng của các nhân vật góp phần tăng sức thuyết phục cao cho truyện.
Mở đầu truyện ngắn là tiếng gọi của nhân vật mẹ. Mở đầu bằng một âm thanh khàn đặc, như gợi cái âm hưởng buồn bã xuyên suốt tác phẩm. Những hình ảnh Thành nhớ lại ban đêm với những giọt nước mắt, với những tiếng nức nở khiến người đọc như nao lòng, và càng tò mò muốn tìm hiểu câu chuyện.
Tiếp đến, tác giả vẽ lại bức tranh khung cảnh buổi sáng. Ông sử dụng nhiều láy từ gợi tả âm thanh, màu sắc của các loài chim, loài hoa : “Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.”. Khung cảnh thiên nhiên bình dị, thân thuộc, tưởng chừng cuộc sống thật yên bình. Nhưng ngay câu văn tiếp theo: “ Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này .” khiến cả đoạn văn như trùng xuống, người đọc dường như ngờ ngợ hình dung ra được câu chuyện xảy ra. Cảnh vật thì cứ đẹp mà lòng người thì đau khổ buồn bã. Nghệ thuật đối lập giữa cảnh và người khắc sâu sự hồn nhiên vô tư và nỗi bất hạnh của những đứa trẻ
Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm đẹp giữa hai anh em. Thành đi đá bóng ở sân vận động bị ngã rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động khâu áo cho anh. Từ đó chiều nào Thành cũng đi đón Thủy, hai anh em vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Kỉ niệm ngây thơ hồn nhiên ấy dội về trong kí ức của Thành khắc sâu hơn nỗi đau khổ bất hạnh của hai anh em. Tình cảm ngây thơ, gần gũi của hai anh em càng đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng đau khổ bấy nhiêu.
Truyện dâng lên cao trào khi người mẹ nhắc hai anh em chia đồ chơi. Khi Thành mang hai con búp bê chia ra thì Thuỷ tru tréo lên giận dữ vì em không muốn hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ phải rời xa nhau. Thành nhớ lại kỉ niệm về hai con búp bê, đó là sự quan tâm lẫn nhau của hai anh em. Hai con búp bê luôn ở cạnh nhau không bao giờ xa cách là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt không bao giờ xa nhau của Thành và Thủy. Bởi có lẽ búp bê là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em, là kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu, là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành và Thủy.
Trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học 4B thân yêu khi Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho không chỉ cô giáo, các bạn trong lớp xúc động mà còn khiến người đọc thật xót xa. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về quê cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Với một đưa trẻ, điều quan trọng nhất, đáng quý nhất chính là giáo dục. Được đi học là trách nhiệm, là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Nhưng với Thuỷ đó là điều xa vời với em. Em sẽ không được đi học, em quá nhỏ để phải lăn lộn với cuộc đời khổ cực. Thuỷ trở thành cô bé vừa thiếu tình cảm gia đình vừa thiếu đi kiến thức.
Với Thành, em là đứa trẻ ít nói, không thích bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài nhưng từ những suy nghĩ, hành động nhường nhịn của em với Thuỷ cũng đủ để thấy em là đứa trẻ sống tình cảm, yêu thương, nhường nhịn em gái. Em sống rất tình cảm và có những suy nghĩ chững trạc về cuộc sống.
Bằng nghệ thuật đối lập trong miêu tả ngoại cảnh và nội tâm nhân vật, Khánh Hoài đã xuất scaws kể lại câu chuyện thấm đẫm tình cảm nhân văn sâu sắc. Câu chuyện đã ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng để từ đó lên tiếng phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le.