Xời, toàn mấy thanh niên cop mạng.
Bài làm:
Hồi học tiểu học tôi được học tại 1 ngôi trường có tên Tiểu học Mộc Lỵ. Trường được xây vào năm 1993. Lúc đầu khi mới nhập học vào lớp 1 trường vẫn còn cũ kĩ, sau 2 năm sữa chữa trường như mới, với diện tích rộng gấp đôi lúc chưa xây. Trường có 6 dãy nhà, 1 dãy 3 tầng, còn lại là dãy 2 tầng. Sân trường khá to đủ để làm 1 hội trường lớn, hồi tôi học lớp 5, tôi học bên dãy 3 tầng lúc đó trường cũng đã khang trang, lúc tôi hoàn thành khóa học tiểu học thì nhà trường bắt đầu xây sân khấu, láp mái tôn cho mấy bạn khoá sau bọn tôi có thể chơi đùa lúc trời mưa. Tôi mong dù có trả qua bao mưa nắng thì trường vẫn sẽ như mới.
P/s: Hình ảnh lúc trường đang xây mới.
Trường Tiểu học Mộc Lỵ
Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đầu tiểu học.
Khi em chuyển đi thì trường tiểu học hát đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vây, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.
Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.
Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bôn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.
Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng, nhớ những buổi cả lớp cùng lao động, vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm bẻ hoa hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp...
Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
có hay bao mùa lá rơi
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng
sáng soi bước em trong cuộc đời.
Đêm nay, bước chân em ngập ngừng từng bậc, từng bậc. Vẫn những thanh âm ấy, những lời nhạc trầm, buồn da diết, những lời nhạc thanh thản đến vô cùng khiến mọi nghĩ suy của em ngưng lại bên thềm ngập lút bóng tối. Em đã nghe những giai điệu ấy, ngỡ như một tiếng vọng xa xưa với rung cảm đằm sâu trong lòng. Ở đâu đó, miền cảm xúc về thầy trong em dâng đầy những kỷ niệm. Và em đã đi tìm, tìm giữa mênh mông những ca từ trong trẻo để gửi đến thầy với tâm niệm: “Cuộc đời này gặp nhau là hạnh phúc”.
Những cử chỉ chăm sóc nhỏ thôi của cô giáo nhưng cũng đủ để học trò nhớ mãi.
] Hai năm trôi qua, quãng thời gian ấy quá dài để dòng đời bộn bề khiến người ta quên đi gương mặt nhau. Nhưng em tin, thầy vẫn có thể nhận ra khuôn mặt em trong bao thế hệ học trò ngày đó.
[ Em không giỏi giang, không đặc biệt thậm chí không hương sắc như những nữ sinh khác thầy từng dạy. Em hiền, hiền như một cây viết, im lặng và mệt mài đổ từng giọt khô hanh giữa mùa đông năm ấy. Có lẽ vì thế, em nhận được sự quan tâm từ thầy hơn bao giờ hết để đến bây giờ, bước chân em đi có vấp, cõ ngã, có đau, có khi chệch choạc, cương quyết, lúc yếu đuối, vội vàng thì những lời thầy dạy ngày nào còn khắc sâu trong từng rãnh nhớ.
Đón nhận cái se lạnh của thời khắc chuyển mùa - thời khắc trút bỏ cái vàng rơi rớt cuối thu để chìm vào tĩnh lặng của mùa đông, em lại chợt ngỡ ngàng khao khát ngắm nhìn châu Úc rộn ràng sắc nắng nơi thầy đang làm việc.
Thầy mãi mãi là ánh sáng, những tia nắng diệu kỳ đã đến bên và soi bước em đi. Em thầm cảm ơn thầy đã dìu dắt em, có mặt bên em để em hiểu tình người mang đầy ý nghĩa như phần mềm thầy dạy.
[ Góc nhỏ nơi em ngồi với tấm bảng con trắng tinh vẫn in bóng gương mặt và bàn tay thầy. Phòng học ấy giờ không hội tụ đầy đủ những gương mặt cũ xưa đã từng hồn nhiên tươi cười mỗi lần thầy phát âm tiếng Anh, không còn dáng thầy, không còn những cái nheo (Từ này thiếu lịch sự đã được loại bỏ) nhẹ nhàng khi em mắc những lỗi lập trình… Thế nhưng thời gian lại đong đầy trong mắt em bóng hình, giọng nói và những ân cần thầy để lại cho tất cả mọi người.
[] Có mấy ai trong lớp quên được những bài tập làm thêm thầy luôn gửi kèm một lời động viên “Đứa nào làm tốt thầy có thưởng. Cố lên để thành Bill Gates! Đứa nào chưa hiểu… thì hỏi nhé!”. Mỗi lần mở mail ra nhận bài là một lần nhận thấy lòng thầy lo cho lớp nhiều, nhiều lắm.
Đâu chỉ có thời gian chạy, thầy cũng chạy mệt nhoài để theo từng đứa chúng em. “Thầy ơi, em hỏi”, “Thầy ơi, lỗi này là lỗi gì”, “Thầy ơi, giúp em”, “Thầy ơi, thầy ơi”... bấy nhiêu cái miệng là bấy nhiêu tiếng gọi thầy thân thương mà lớp dành cho thầy. Mỗi một cái đầu là một bộ máy đầy sáng tạo khiến thầy phải làm việc không ngừng nghỉ. Vậy mà, con người cao quí ấy vẫn cười ngay cả khi 10h đêm còn có đứa hỏi bài.
Những ngày tháng đó, với em, là những ngày hạnh phúc và vui nhất, niềm vui ấy đọng thành những giọt kỷ niệm và nuôi lớn một tình cảm trong em cho đến bây giờ. Ngày thầy nghỉ dạy, cả lớp đến trung tâm ai ai cũng hỏi vì sao? Ai ai cũng buồn! Em đã từng trách thầy “Đem con bỏ giữa chợ người” dù trong lòng em đã rơi lệ cho lần chia xa ấy. Tất cả vì tốt cho em, tốt cho thầy, cho một tổ ấm gia đình - nơi thầy là niềm ngưỡng vọng của những đứa trẻ.
Mùa đông này sẽ lạnh gấp ngàn lần mùa đông năm ấy khi em không còn nhận áo thầy mặc những khi trời đổ lạnh, hắt buốt giá xuống mặt đường, không còn dáng thầy bên cạnh hướng dẫn những thuật toán thông minh, không còn những thanh âm trầm ấm mỗi buổi thầy giảng, không còn ánh mắt và sự lo Ở nơi xa xôi ấy, em mong nắng vẫn vàng lên rực rỡ. Em lặng lẽ ao ước cho con người đang miệt mài đèn sách ấy được rộn ràng hái những mùa vui về bên gia đình.
Có lẽ, khi mọi khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc trôi đi, điều cuối cùng ám ảnh và đọng lại trong em vẫn là những cảm xúc thiêng liêng đã soi sáng cuộc đời em.
Thầy ơi, em muốn nói trong trang sách quãng đời sinh viên của em, trong mối tình đầu của em, trong tình yêu cuộc đời, trong nỗ lực con đường em đi “có ánh sáng con người thầy cao đẹp”. Cảm ơn thầy, cảm ơn anh đã đi bên em trong những bước đi đầu đời:
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.
Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.
Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.
Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.
mấy bạn kia sai hết rồi nhé, chỉ viết một đoạn thôi mf các bạn copy trên mạng rồi đăng vào đây thì thành cả bài rồi nhé!!!
Bạn vào google rồi gõ '' tuyển tập những bài văn hay tả ngôi trường '' là ok !
k nha bạn thân !
Ngôi nhà yêu dấu thứ hai của em là ngôi trường Tiểu học Kiền Bái . Đó là ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái. Từ khi còn là học sinh mẫu giáo. Em đã ước mơ trở thành học sinh của trường Tiểu học Kiền Bái. Để thực hiện ước mơ đó, em đã cố gắng thuyết phục mẹ cho em vào trường. Và thật tuyệt vời khi ước mơ của em đã thành sự thật. Ngôi trường yêu dấu đã dạy em rất nhiều về lòng nhân ái. Em đã học được ở thầy cô, bạn bè và từ các hoạt động của trường sự chia sẻ để yêu thương. Chương trình ” Vầng trăng yêu thương” cũng như phong trào quyên góp ủng hộ các bạn gặp khó khăn đều là các hoạt động đầy ý nghĩa mà em rất yêu thích và tích cực tham gia. Mỗi ngày đến trường của em đểu là một ngày vui. Cô giáo em như người mẹ hiền còn các bạn là anh em trong một nhà. Em rất tự hào về ngôi trường của em.