Hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp là một đề tài tái thu hút nhiều bút lực. Đó là những người anh hùng áo vải, sẵn sàng hi sinh sinh mạng cho nhân dân, đất nước. Nhiểu nhà thơ đã viết vể họ như: Lên Táy Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Đèo cả của Hữu Loan, Lên Cấm Sơn của Thôi Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng… và trong : không thể không kể đến một bài thơ nổi tiếng Đồng chí của Chính Hữu.
Đồng chí được viết vào đầu năm 1948, những năm đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần và điểu kiện chiến đấu của quân đội ta. Nhưng với tinh thần đoàn kết, thương yêu của đồnc chí, đồng đội, họ đã vượt qua để chiến đấu và chiến thắng.
Thân bài. cần đạt được những nội dung sau:
Đề tài và bút pháp
Cùng viết về đề tài người lính cách mạng, nhưng phần lớn các tác phầm cùng thời thường sử dụng bút pháp lãng mạn anh hùng với những hình ảnh người lính mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu trong các tác phẩm văn học như Đèo cả của Hữu Loan, Tây Tiến của Quang Dũng, ngay cả Chính Hữu trong bài Ngày về (1947) cũng dựng lên hình ảnh người lính: “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm! Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Nhưng chỉ một năm sau, bài Đồng chí ra đời lại có một cái nhìn khác về người lính kháng chiến.
Chính Hữu đã hướng ngòi bút vào chất hiện thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp của thơ trong cái giản dị, chân thật, đời thường. Cái cao cả, cái phi thường ...của người lính lại được thể hiện trong cái bình dị nhất của hiện thực đời sống: đồng cảnh, đồng ngũ, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng chí hướng, nhiệm vụ,… vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và chiến tháng. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng rất tự nhiên như vốn có ngoài đời, không gò ép gượng gạo, không tô vẽ hào nhoáng, đúng với phẩm chất của người lính Cụ Hồ: giản dị mà anh hùng.
Hình tượng người lính
Mở đầu bài thơ, Chính Hữu giới thiệu về nguồn gốc của người lính. Đó là những người lính xuất thân từ nông dân nghèo khó, nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, vì đất nước có chiến tranh mà hội tụ về đây thành đồng đội, đồng ngũ, đồng cảnh. Những nét tương đồng ấy đã gắn kết họ lại lạ thành quen:
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ Đồng chí!
Tình đồng chí được phát triển thêm một bước khi họ cùng chung một niềm vui đánh giặc bảo vệ Tổ quôc: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, lúc này họ không chỉ còn chung một nhiệm vụ, một chí hướng nữa mà tình đồng đội cùng được gắn bó chặt chẽ, kề vai sát cánh bên nhau đối mặt với quân thù, sống chết có nhau. Khi màn đêm buông xuống, đôi bạn lính lại cùng chung một tấm chăn mỏng manh rủ rỉ chuyện nhà chuyện cửa, chuyện gian lao khó nhọc, chuyện người yêu dấu — họ thành đôi tri kỉ – Đồng chí’. Cái độc đáo của bài thơ, một dòng chỉ có một từ – hai tiếng cùng một dấu chấm than như một phát hiện, một khẳng định, tình đồng chí thật cao quý, thiêng liêng!
Đây nhé bạn