Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Như Quỳnh

Viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân thời phong kiến

Dương Trúc Quỳnh
15 tháng 4 2018 lúc 21:21

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu.

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc  lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình

Ahwi
16 tháng 4 2018 lúc 15:00

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc  lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.


Các câu hỏi tương tự
Thúy Oanh Hồ Thị
Xem chi tiết
Pham Tung
Xem chi tiết
Anh2Kar六
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thành Danh
Xem chi tiết
hoàng thi kim anh
Xem chi tiết
Võ Công Hoàng Đạt
Xem chi tiết
Nezuko Kamado
Xem chi tiết
Trần Trung
Xem chi tiết
bui hong son
Xem chi tiết