Bài làm
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.
Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.
Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.
Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhà
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)
Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .
# Chúc bạn học tốt #
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.
Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.
Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.
Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhà
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)
Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .
Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần ở Sự tích Hồ Gươm :
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mình cứu nước có ở khắp nơi
- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn.
=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghiã quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc.
Cả khởi nghĩa Lam Sơn và Tây Sơn đều là những cuộc chiến chính nghĩa, đấu tranh để bảo vệ cuộc sống hòa bình và ấm no của nhân dân. Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ, chính vì vậy các vị thần Đức Long Quân và Ngọc Hoàng mới cho lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa này mượn kiếm. ĐIều này có ý nghĩa vô cùng quan trong, các vị tổ tiên, cha ông ta tuy đã về nơi vĩnh hằng, ở 1 thế giới khác nhưng vẫn luôn quan tâm và chăm lo cho cuộc sống của con cháu nơi trần thế. Nếu các thế hệ sau gặp phải kiếp nạn, các vị tổ tiên vẫn hiển linh, phò trợ và giúp đỡ.
Đồng thời thể hiện ước muốn của nhân dân luôn tin tưởng có 1 thế lực siêu nhiên, thần bí nào đó luôn nhìn thấy và luôn ngầm giúp đỡ họ, để họ được bảo vệ và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi thắng giặc, các vị thần sai sứ giả đòi gươm thần về thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Chỉ dùng đến gươm thân, đến vũ khí để bảo vệ cuộc sống của mình chứ không dùng chúng để đi xâm lấn bờ cõi, làm hại các dân tộc khác.