Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng
A. trong tìm kiếm việc làm.
B. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
C. về quyền có việc làm.
D. trong giao kết hợp đồng lao động.
Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương.
B. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể.
C. Tự do đề đạt nguyện vọng.
D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
Câu 31. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện qua
A. thỏa thuận lao động. B. hợp đồng lao động.
C. việc sử dụng lao động. D. quyền được lao động.
Câu 32. Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là bình đẳng về
A. cơ hội tiếp cận việc làm. B. quy trình đào tạo nhân công.
C. nội dung hợp đồng lao động. D. thu nhập trong quá trình lao động.
Câu 33. Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động nào dưới đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Tự do sử dụng sức lao động. D. Tự do lựa chọn việc làm.
Câu 34. Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nhưng Chủ tịch xã nơi công ty X đóng trên địa bàn lại bảo vệ công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bực tức, ông Huy và Kim là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu kiện gửi đến Tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công ty X và Y. B. Chủ tịch xã và công ty X.
C. Ông Huy và ông Kim. D. Chủ tịch xã, công ty X và Y.
Câu 35: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. bình đẳng về quyền con người.
Câu 36: Chị Ngọc xin phép UBND Quận X để mở công ty TNHH Xây lắp, nhưng UBND Quận X không giải quyết vì cho rằng đây là lĩnh vực kinh doanh chỉ phù hợp với nam giới. Việc làm của UBND Quận X đã vi phạm vào quyền nào của công dân?
A. Bình đẳng giới trong xã hội. B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong lao động. D. Bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 37: Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong
A. môi trường xã hội. B. định hướng nghề nghiệp.
C. quan hệ nhân thân. D. phạm vi gia tộc.
Câu 38: Anh N đã bán xe ô tô (tài sản chung của hai vợ chồng) mà không bàn bạc với vợ. Hành vi của anh N đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A.Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng trong gia đình.
C. Bình đẳng giới trong xã hội .
D. Bình đẳng trong lao động.
Câu 39: Một trong những biểu hiện của bình đẳng trong lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
A. việc làm có trả công. B. môi trường làm việc.
C. mức đóng bảo hiểm. D. tính chất công việc.
Câu 40: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào dưới đây?
A.Xin nghỉ việc chăm con ốm.
B. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Nghỉ việc không có lí do.
D. Xin nghỉ việc để kết hôn.
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo mấy nguyên tắc?
A.2
B.3
C.4
D.5
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Cả A, B, C.
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự nguyện.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Hai bên cùng hợp tác có lợi.
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây ?
A. Giao kết bằng văn bản
B. Giao kết trực tiếp giữa người động và người sử dụng lao động.
C. Giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.
D. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
Việc giao kết hợp đồng lao động không phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
C. Ưu tiên lao động nữ
D. Giao kết trực tiếp
Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động?