Lời giải:
Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ
Lời giải:
Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ
Trong ngày tựu trường đầu tiên, cảnh vật có gì khác lạ ? Vì sao ?
Đọc khổ thơ sau :
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu bé tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua mặt núi
Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay ? Đánh dấu X vào ô trước những câu trả lời thích hợp.
Thể hiện được tình cảm thân thiết của tác giả với sự vật, con vật.
Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Làm cho các sự vật và con vật trở nên khác nhau.
Làm cho bài thơ có vần, khác với bài văn xuôi.
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
- Nao nức: hăm hở, phấn khởi.
- Mơn man: Nhẹ nhàng, dễ chịu
- Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng
- Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
- Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
A. Khi ấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường
B. Khi bắt đầu vào thu
C. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều
Điền bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ? vào chỗ trống trong những câu sau:
a) Vì… nên tác giả bài thơ đã nói Gà Rừng gọi vòng quanh để bảo mọi người đừng ngủ nữa, dậy đi hội.
b) Tác giả viết “Tre, Trúc thổi nhạc sáo” vì…
c) Tác giả để cho “Công dẫn đầu đội múa” vì…
Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao ? trong mỗi câu sau :
b) Vì Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da nên tác giả đã nói “Kì Nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da”.
A. có thể thay đổi màu da.
B. Kì Nhông là loài thằn lằn.
C. Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da.
Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau và sắp xếp những từ ngữ chỉ sự vật đó vào nhóm thích hợp:
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả rừng ăn.
(Sưu tầm)
TẬP 4
Những cảm giác hài lòng hay bất mãn thường bắt nguồn từ việc so sánh mình với người khác. Khi so sánh với những người thành công hơn, chúng ta thường cảm thấy như bị thua kém và mong muốn được như họ; còn khi so sánh với những người kém hơn, chúng ta lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hay thấy mình “vẫn còn may mắn hơn người khác”. Điều đó tùy thuộc vào thái độ và quan điểm sống của từng người. Cho dù là so sánh với ai thì cuộc sống của bạn cũng sẽ chẳng thay đổi gì mấy, nhưng khi đó cảm nhận và khát vọng của bạn sẽ rất khác.
Trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, hãy so sánh và hướng mình tới những tấm gương tốt, gần gũi bạn nhất. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và thanh thản. Khi trưởng thành hơn thì những tấm gương trong bạn cũng sẽ thay đổi theo. Khi những người xung quanh, những hình ảnh cũ không còn đủ sức động viên bạn nữa thì một tấm gương, một con người hay hình ảnh mới thích hợp hơn sẽ là niềm tin giúp bạn vượt qua thử thách và tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Joe là anh cả trong gia đình có 6 anh em. Năm nay, Joe đã 42 tuổi còn người em nhỏ nhất cũng đã 21 tuổi. Gia đình Joe không giàu có gì. Những người anh lớn trong gia đình đều lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn. Sau khi tốt nghiệp trung học, Joe và hai người em kế phải đi làm để nuôi các em nhỏ ăn học. Các em của Joe đều được vào đại học. Chính điều này đã làm cho những người anh lớn cảm thấy như bị thiệt thòi - trước kia vì số tiền trợ cấp quá ít ỏi, thậm chí còn không đủ sống, nên họ không có cơ hội học thêm.
Thực tế là nếu so sánh với các em, Joe và hai em kế của anh có thể cảm thấy ghen tỵ. Họ sẽ thắc mắc tại sao bọn chúng lại có được những cơ hội đó trong khi họ thì không? Nhưng nếu so sánh với các bạn đồng trang lứa khác - những người có hoàn cảnh tương tự - cả ba người anh đều nhận thấy rằng họ hơn hẳn các bạn mình. Tất cả họ đều đang có một gia đình hạnh phúc và hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại.
Dĩ nhiên, Joe cũng sẽ chẳng lợi lộc gì khi tước đi cơ hội của các em. Nhưng anh vẫn cảm thấy buồn khi so sánh với chúng. Câu hỏi đặt ra là có nên so sánh như vậy không? Hoàn toàn không nên làm như vậy. Hai mươi năm sau, các em út của Joe đều trưởng thành, lập gia đình và ra sống riêng. Thay vì phải thất vọng khi so sánh với các em, nay Joe và hai người em kế của anh đã có thể tự hào về chúng cũng như về chính bản thân họ.
Khi quan sát một nhóm sinh viên tham gia trò chơi giải ô chữ, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ hài lòng của những sinh viên giải nhanh các câu đố với những sinh viên hoàn tất chậm hơn và họ rút ra kết luận rằng những sinh viên giải quyết nhanh vấn đề so sánh mình với người giải quyết nhanh nhất và cảm thấy không hài lòng với chính mình. Còn những sinh viên làm chậm nhưng lại so sánh mình với những người chậm hơn thì cảm thấy khá hài lòng với bản thân, và dường như họ chẳng cần biết đến sự hiện diện của những con người giỏi giang kia.