Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
Đáp án cần chọn là: A
Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
Đáp án cần chọn là: A
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
a)
Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)
b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ rùng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng - Mợ Du)
c) Thật là một cái gông xứng dáng với tội án sáu người tử tù
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao - Chí Phèo)
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
a. Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
d. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao, Chí Phèo).
Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:
a) Có một ông rể quỷ như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sự lắm.
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)
b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình hư hỏng hay không!
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)
Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?
A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền
B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn
C. Nhân dân đói khổ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn
D. Đáp án B, C
Tích vào đáp án không đúng khi nói về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến:
1. Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn 10 năm
2. Nguyễn Khuyến xuất thân trong 1 gia đình quan lại suy tàn
3. Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến dành cho việc dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà
4. Nguyễn Khuyến sống chủ yếu ở quê ngoại tại huyện Nam Định
5. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân pháp
6. Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương
Đáp án không phải nội dung những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình ?
A. Những bản điều trần thể hiện kiến thức uyên bác, sâu rộng, mới mẻ về tình hình Việt Nam.
B. Những bản điều trần thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả.
C. Bản điều trần bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
D. Văn phong sáng rõ, chặt chẽ.
Đọc đoạn trích:
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiều làm sống lại phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ suốt 20 năm trời từ 1860 về sau…
Hồi tưởng lại cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Nam Bộ hồi ấy, lòng chúng ta đau như cắt xé… Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân. Ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình củ dân tộc đối với người chiến sĩ nghĩa quân, vôn là người nông dân, xưa chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…
Văn tế và Bình Ngô đạo cáo: hai bài văn lớn trong hai cảnh ngộ lớn, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương những chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Văn tế là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang ở một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
(Theo Đỗ Văn Hỷ, trong Nguyễn Đình Chiểu- về tác giả, tác phẩm)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Theo đoạn trích, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, phần lớn là thể loại nào? Những tác phẩm thuộc thể loại đó phán ánh điều gì?
Câu 2. Chỉ ra sự khác biệt giữa Bình Ngô đại cáo và Văn tế được nhắc đến trong đoạn trích trên?
Câu 3. Hãy ghi lại những câu văn thể hiện sự nhận thức về đất nước thống nhất, về trách nhiệm với sự nghiệp cứu nước và tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu? (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Con người nhân hậu
B. Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
C. Con người thủy chung
D. Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình?
—————
Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"
Người dịch: Lý Dương
————
Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác.
————-
1,
Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.
Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi.
Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể.
Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình.
Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào?
Comment:
- Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù.
2,
Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không?
Cảnh sát hình sự: Ủng hộ.
Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?
Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.
Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân.
Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được.
Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao?
Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?
3,
Tôi không những ủng hộ tử hình.
Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn.
Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa.
Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi.
3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần.
Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện.
Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả?
Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì?
Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”.
Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa.
Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp.
4,
“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày.
Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.
Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù.
Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...
Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”.
Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác.
(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình).
5,
Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao.
Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ.
6,
Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này.
Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình.
Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện.
- Một:
Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí.
Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm.
Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi.
Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án.
Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi.
Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người.
Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình.
Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát.
Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này.
Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ:
“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”.
(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình).
“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”.
Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”.
- Hai:
Một vụ án của rất nhiều năm về trước.
Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ.
Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết.
Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn.
Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng.
Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này.
Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo.
Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát.
Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ?
Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa.
Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy?
Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta.
”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”.
______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi.
————
Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất.
Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí.
————
Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.