Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đã nuôi sống họ, đất là thiêng liêng cao quý.
Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đã nuôi sống họ, đất là thiêng liêng cao quý.
Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để hai vị khách mang một hạt cát nào đi ?
A. Vì họ sợ mất đất trồng trọt
B. Vì đất là cha mẹ họ.
C. Vì đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Đất quý, đất yêu
1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? Viên quan trả lời :
- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô- pi-a. - Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi. - Cung điện: nơi ở của vua. - Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.
Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?
A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây
B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi
C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây
Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
Hai vị khách đã có suy nghĩ gì về hành động của người Ê-ti-ô-pi-a ?
A. Yêu quý
B. Khâm phục
C. Cảm thấy hài hước
Gạch chân những câu văn chứa kiểu câu Ai làm gì?
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Giúp mình với, bạn nào trả lời trước mình sẽ k cho
Hai người khách được vua nước Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?Tui ko biết,giúp tui với.
đề :điền tiếp bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
a, Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu......
b, Hồi con nhỏ Trần Quốc Khái là một cậu bé......
c, Qua câu chuyện Đất quý , đất yêu ta thấy người dân Ê- ti -ô-pi-a.......
d, Khi gặp địch , anh Kim Đồng đã xử chí......
Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào ?
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô H’Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm H’Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
H’Bia giận dữ quát:
- Ta đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, H’Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, H’Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy H’Bia đã nhận ra lỗi của mình và chăm chỉ làm lụng, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, H’Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
(Theo Truyện cổ Ê-đê)
b. Vì sao thóc gạo bỏ H’Bia để đi vào rừng?