Một học sinh đẩy một vật nặng với lực đẩy 50 N chuyển dời được 5 m. Nếu coi lực ma sát tác dụng lên vật ngược hướng với lực đẩy và có độ lớn là 43 N, thì công mà học sinh thực hiện là
A. 250 J. B. 215 J. C. 35 J. D. 10 J.
Vật có khối lượng 2kg (ban đầu đứng yên) trượt trên sàn có hệ số ma sát 0,2 dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 10N hợp với phương ngang góc 30 o . Lấy g = 10 m / s 2 Công của lực ma sát khi vật chuyển động được 5s là:
A. −91,9N
B. 91,9N
C. 106,125J
D. −106,125J
Vật có khối lượng 2kg (ban đầu đứng yên) trượt trên sàn có hệ số ma sát 0,2 dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 10N hợp với phương ngang góc 30 o . Lấy g = 10 m / s 2 Công của lực F khi vật chuyển động được 5s là:
A. 306,4J
B. 353,75J
C. 176,875J
D. 204,24J
Từ điểm A, một vật khối lượng 0,2 kg trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F có phương nằm ngang, độ lớn là 1N a).Tính gia tốc (xem lực ma sát là không đáng kể).b)Thật ra, sau khi đi được 2m kể từ điểm A, vật đạt được vận tốc 4 m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10 m/s2.
Một người kéo một thùng hàng trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 450. Lực tác dụng lên dây bằng 250N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là
A. A = 1275 J. B. A = 1768 J. C. A = 1570 J. D. A=3200 J.
Một vật khối lượng 10 kg đang đứng yên chịu tác dụng một lực 5 N theo phương ngang. Xác định : Công của lực trong giây thứ nhất, giây thứ hai và giây thứ ba.
Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang.Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Tính vận tốc của vật sau 4s. Xem lực ma sát là không đáng kể
A. 2m/s
B. 3m/s
C. 4m/s
D. 5m/s
Một vật có khối lượng m = 40 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µt=0,25. Hãy tính: Vận tốc của vật ở cuối giây thứ ba
Một vật có khối lượng m = 4,0 kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực hợp với hướng chuyển động một góc α = 30° (Hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μt = 0,30. Cho biết độ lớn lực kéo F = 17N và gia tốc trọng trường g = 10m/ s 2
a) Tính gia tốc của vật ?
b) Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 kể thừ khi vật bắt đầu chuyển động.