Một vật có khối lượng 100g được thả rơi tự do từ độ cao 8m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Lấy g= 10m/s. A)Tính cơ năng của vật. B)Tính độ cao và tốc độ của vật khi có động năng bằng ba thế năng. (GIÚP MÌNH GIẢI PHẦN B CHI TIẾT NHA)
Từ độ cao 45m so với mặt đất, một vật được thả rơi tự do không không vận tốc đầu. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Tính tốc độ của vật mà tại đó thế năng bằng 3 lần động năng
Từ độ cao 6m so với mặt đất, người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu, chọn mốc thế năng là mặt đất. Khi động năng bằng ba thế năng thì vật ở độ cao so với đất là
A. 2,0 m
B. 1,0 m
C. 1,4 m
D. 1,5 m
Từ độ cao 3m so với mặt đất, người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu, chọn mốc thế năng là mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Khi động năng bằng 15 thế năng thì độ lớn vận tốc của vật là
A. 8,5 m/s
B. 7,5 m/s
C. 5,5 m/s
D. 6,5 m/s
Từ độ cao 60 cm so với mặt đất, người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu, chọn mốc thế năng là mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Khi động năng bằng ba thế năng thì độ lớn vận tốc của vật là
A. 6,0 m/s
B. 3,0 m/s
C. 3,5 m/s
D. 6,5 m/s
Một vật có khối lượng m = 3 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và thế năng tại vị trí đó bằng W t 1 = 600 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng W t 2 = - 900 J.
a) Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?
b) Xác định vị trí ứng với mức 0 của thế năng đã chọn và tìm vận tốc của vật khi đi qua vị trí này
Một vật có khối lượng 4kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = -800J.
a. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn và vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.
b. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này
Một vật có khối lượng 200g được thả rơi từ độ cao 20m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10m/s2 . Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
a, Tính động năng, thế năng và cơ năng tại mặt đất
b, Tính vận tốc cực đại của vật
Một vật có khối lượng m = 200 g được thả rơi tự do ở độ cao 45 m so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính cơ năng của vật.
b. Dùng phương pháp bảo toàn cơ năng tính tốc độ của vật khi chạm đất.
c. Khi vật ở độ cao 20 m so với mặt đất động năng của vật là bao nhiêu?
d. Tính tỉ số động năng và thế năng của vật khi vật rơi được 2 s.
e. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng.