Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bí...). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
(1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
(2) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tính.
(3) Hơi nước thoát từ lá đọng lại trên phiến lá.
(4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ trên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Các phương án đúng là:
A. (1), (4).
B. (1), (2).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Cho các phát biểu dưới đây liên quan đến các chu trình sinh địa hóa trên trái đất:
(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch góp phần làm chậm chu kỳ băng hà kế tiếp của trái đất.
(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.
(4) Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng và hơi và sự vận động của chu trình nước mang tính chất toàn cầu.
(5) Một phần phospho thoát khỏi chu trình và trở thành các chất lắng đọng dưới dạng trầm tích.
Trong số các phát biểu trển, số phát biểu chính xác là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là
A. miền lông hút. B. miền sinh trưởng.
C. miền chóp rễ. D. miền trưởng thành.
Cho các hiện tượng sau:
I. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thể cái kích thước lớn.
II. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác
IV. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng
Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài.
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Ở rừng Amazôn, loài cây dây leo Stepsza. SP sống bám lên các loài cây thân gỗ nhưng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cây thân gỗ. Một phần thân của cây Stepsza. SP phồng lên tạo thành khoang trống giúp cho loài kiến có nơi để sinh sống và làm tổ. Loài kiến này sử dụng sâu đục thân ở cây thân gỗ làm thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa loài Stepsza.SP và loài kiến là cộng sinh.
II. Quan hệ giữa loài kiến và cây thân gỗ là hợp tác.
III. Loài kiến là sinh vật thiên địch.
IV. Nếu số lượng kiến giảm thì số lượng cây thân gỗ sẽ giảm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định lá chẻ, gen b quy định lá nguyên, gen D quy định có tua gen d quy định không tua. Giả sử trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Nếu F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 9 cây thân cao, lá chẻ, có tua; 3 cây thân thấp, lá chẻ, không tua: 3 cây thân cao lá nguyên, có tua: 1 cây thân thấp, lá nguyên, không tua thì kiểu gen của P là
Ở một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định lá chẻ, gen b quy định lá nguyên, gen D quy định có tua gen d quy định không tua. Giả sử trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Nếu F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 9 cây thân cao, lá chẻ, có tua; 3 cây thân thấp, lá chẻ, không tua: 3 cây thân cao lá nguyên, có tua: 1 cây thân thấp, lá nguyên, không tua thì kiểu gen của P là
Ở một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định lá chẻ, gen b quy định lá nguyên, gen D quy định có tua gen d quy định không tua. Giả sử trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Nếu F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 9 cây thân cao, lá chẻ, có tua; 3 cây thân thấp, lá chẻ, không tua: 3 cây thân cao lá nguyên, có tua: 1 cây thân thấp, lá nguyên, không tua thì kiểu gen của P là
Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật gồm các loài: cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Trong đó đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về lưới thức ăn được mô tả?
I. Hươu và sâu ăn lá cây dều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
II. Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
III. Nếu số lượng sâu giảm thì kéo theo sự giảm số lượng của bọ ngựa và thú nhỏ
IV. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ ban đầu sẽ tăng nhưng sau đó giảm dần và về mức cân bằng
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4