Cuộc đời cứ trôi theo dòng chảy không ngừng của nó. Trong cuộc đời mỗi con người, chắc hẳn ai cũng có một người bạn tri âm tri kỉ của mình. Đối với tôi cũng vậy, chỉ khác là người bạn tri âm của tôi chính là ánh trăng đã song hành cùng tôi từ những ngày thơ ấu cho đến những đêm hành quân ra chiến trận. Trăng không kiều diễm tráng lệ mà mộc mạc như cây như cỏ. Tôi cứ ngỡ cả đời mình sẽ không bao giờ quên được người bạn tri âm này cho đến khi mình đã bị cuốn trôi bởi những xô bồ của cuộc sống thành phố hối hả.
Thời gian cứ thế trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, và con người không thể kháng cự lại sự thay" đổi đó. Khi đất nước hoà bình, tôi được chuyển về thành phố sống trong căn nhà buyn-đinh với đầy đủ đồ dùng hiện đại. Tôi cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi ánh điện, cửa gương. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi người bạn tri kỉ của mình. Người tri kỉ ấy đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phải chăng vì cuộc sống quá tiện nghi và sung sướng nên tôi đã bỏ lại người bạn đã gắn bó bao năm tháng của mình? Ánh trăng giờ đây đối với tôi chẳng khác nào người dưng qua đường. Bỗng dưng đèn điện tắt, cả căn phòng tối om. Giờ đây tòi mới biết được cảm giác nóng nực và ngột ngạt, dường như không thế thơ nổi, tôi chạy ùa đến bật tung cửa sổ. Thật ngờ ngàng! Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là ánh trăng tròn vành vạnh.
Dường như trăng đã chờ đợi tôi rất lâu, trăng vẫn vẹn nguyên, chẳng có gì thay đổi dẫu cuộc sống có thê nào. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi nghẹn ngào, những giọt nước mắt rưng rưng nơi khoé mắt như muốn trào ra. Những kí ức tuổi thơ và bao đêm ở rừng chợt dội về: trăng vằng vặc trên cánh đồng, bao la trên biển cả, len lỏi giữa những khe lá, kề vai sát cánh bên tôi những lúc buồn te, cô đơn. Ánh trăng im phăng phắc nhìn đáp lại tôi cứ như nhắc nhở về quá khứ xa xăm. Trăng vẫn tròn đầy, vẫn tỏa ánh sáng lung linh như chẳng hề trách giận. Lòng bi tha, tình cảm thủy chung ấy của trăng khiến tôi tự trách bản thân quá tồi tệ, vô tình.
Cuộc sống này sẽ chẳng có gì vui nếu không có tình bạn. Hãy trân trọng những người bạn tốt mà bạn có, bạn nhé!
''Quê hương anh nước mặn,đông chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!''
a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?
Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?
c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
Mình xin cảm ơn!
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.
Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.
c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công.
d) Nghĩa của từ mẹ không có phần chung với nghĩa của từ bà.
trong câu thơ :"vầng trăng thàng tri kỉ "của bài thơ ánh trăng nêu tên một bài thơ khác mà em đã học trong trương trình ngữ văn trung học cơ sở hiện tại cũng viết về trăng và nêu rõ tên bài thơ ấy.
phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ :"vầng trăng thàng tri kỉ "nêu tên một bài thơ khác mà em đã học trong trương trình ngữ văn trung học cơ sở hiện tại cũng viết về trăng và nêu rõ tên bài thơ ấy.
Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.
(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.
(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.
(Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?
Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?