Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đinh nguyễn phương linh

Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Ðó là mùa "lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó"(...)Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh mầu cốm giót rún rẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi...

                                                                                                     (Trích:" Tháng ba,rát nàng Bân"-Vũ bằng)

a.Nội dung chính của đoạn văn trên viết về điều gì?

b.Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn.

c.Em hiểu thế nào về câu thành ngữ"lá bàng tai trâu,sầu đâu chân chó" được tác giả sử dụng trong đoạn trích

GV Ngữ Văn
11 tháng 3 2019 lúc 9:00

a. Nội dung chính: Miêu tả sự đâm chồi nảy lộc của lá trong tháng ba.

b. Đoạn văn đã sử dụng:

- Phép nhân hóa:

+ "ngậm ý, giấu tình" -> ý nói cây cối cũng như người con gái, biết làm duyên làm dáng, dịu dàng, e ấp, kín đáo.

+ "run rẩy đu đưa một cách đa tình": miêu tả sinh động sự non tơ mỡ màng mà cũng mỏng manh của những chồi non.

- Phép so sánh:

+ "cũng như người con gái dậy thì..." -> sự đâm chồi của cây được so sánh với người con gái ở độ tuổi dậy thì -> sinh động

+ "như cây cối giơ những bàn tay nhỏ bé vẫy gọi" -> cây cối với những chồi non như con người thân thiện, vẫy tay chào, reo vui 

=> Phép nhân hóa, so sánh đã làm cho đoạn văn miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn hơn


Các câu hỏi tương tự
đinh nguyễn phương linh
Xem chi tiết
Lan Nhi
Xem chi tiết
Lan Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Linh
Xem chi tiết
Dilraba
Xem chi tiết
lu lu lê
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
UwU
Xem chi tiết