Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
anh tuấn trịnh

Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn bàn về thái độ sống của giới trẻ hiện nay.

 

Dark_Hole
20 tháng 2 2022 lúc 20:49

Tham khảo: 

Khi đất nước đang chuyển mình phát triển, điều này cũng đã lại mang lại cho con người chúng ta có được một cuộc sống tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó lại phải nhận được những thử thách mới hơn, và với guồng quay của cuộc sống thì giới trẻ hiện nay lại có những thái độ sống khác nhau.

Việc đầu tiên thì mỗi chúng ta phải hiểu được “thái độ sống” là gì? Thái độ sống được hiểu rằng đó chính là thái độ mà mỗi con người thể hiện. Dễ nhận thấy được những người có thái độ sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, hơn nữa bản thân họ cũng giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Khi mỗi chúng ta sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Ta có thể thấy được chính thái độ này thể hiện cách họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Hơn nữa ta như thấy được rằng chính thái độ sống cũng như sẽ góp phần quyết định thái độ học tập của mỗi học sinh.

Nhận thấy được trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khi mà kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kỹ thuật hiện đại, cần lắm những thái độ sống đúng mực, tích cực. Những thái độ sống đó cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời của Bác Hồ kính yêu mong muốn. Có ai đó đã từng nói “Anh sẽ không làm được gì nếu như anh không có mục đích, và anh cũng sẽ chẳng làm được gì cao cả nếu như mục đích quá tầm thường”. Câu nói này cho thấy được bản thân của chúng ta cần có những thái độ sống rõ ràng. Sống trong đời cần phải có những mục đích cho riêng mình, nhất là trong giới trẻ hiện nay thì tầm quan trọng của mục đích lại hết sức quan trọng. Nó như là kim chỉ Nam cho mọi hành động. Khi con người có mục đích tốt đẹp thì tất cả những hành động để phục vụ mục đích đó cũng sẽ tốt lên. Tránh những lối sống thực dụng chỉ nghĩ đến bản thân mà không quan tâm đến người khác. Bạn cũng cần phải học được những kỹ năng rèn luyện bản thân. Hãy lập ra những thời gian biểu cho mình và cố gắng hoàn thành nó trong ngày, trong tháng và như vậy là bạn cũng có thể hình thành được những lối sống tích cực rồi.

Non sông ta có trở lên giàu đẹp hay không còn phụ thuộc vào chính các bạn trẻ hiện nay. Hãy học tập thật tốt để có thể hoàn thành sứ mệnh mà cha ông ta đã giao phó. Kết quả cho thấy đã có rất nhiều bạn học sinh học giỏi vươn lên, và các bạn học sinh người Việt đạt được giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Và đó chính là những tấm gương những lối sống đẹp mà chúng ta cần được biểu dương và càn được lan rộng để cho mọi người học hỏi theo.

Nhưng thực trạng đáng buồn đó chính là có một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh đã không có những thái độ sống tốt. Họ như mải miết với các công việc vô bổ, như mải miết chơi game hay đua đòi theo chúng bạn không chịu học hành. Trong mắt họ thì luôn tâm niệm “được đến đau hay đến đó” mà không hề có những kế hoạch những dự định riêng cho bản thân. Họ cứ sống thụt lùi so với xã hội. Và quả thực đây là một thực trạng báo động và đáng buồn trong giới trẻ hiện nay.

Còn một số bộ phận các bạn trẻ lại có những thái độ sống tiêu cực, các bạn như thờ ơ với những người xung quanh. Còn gì đáng buồn hơn mà câu nói “người với người sống để yêu nhau” lại không còn giá trị nữa. Ở những bạn trẻ này thì hộ sống như chỉ biết mình, thái độ thờ ơ ghẻ lạnh những người xung quanh như đã làm ra một bức tường thành vô hình nhưng lại chắc chắn. Nó như ngăn cách thêm hố sâu tình cảm, sự yêu mến của con người. Và tất nhiên những bạn có thái độ sống này sẽ như bị cô lập trong không gian của sự cô đơn lạnh lẽo mà không bao giờ có thể thoát ra khỏi đó được khi thái độ sống của họ không thay đổi.

Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 2 2022 lúc 20:49

TK

Mở đầu bài thơ là cái Tôi hăm hở: “Tôi muốn tắt nắng đi”. Kết thúc bài thơ là “TA”, là mọi tuổi trẻ. Một sự hòa nhập và đồng điệu trong dòng chảy thời gian: Sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: “Ta muốn ôm”,

“Ta muốn riết… Ta muốn say… Ta muốn thâu…”.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

 

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng”

Sống cũng là để yêu, yêu hết mình. Thơ hay vì màu sắc lãng mạn. Vì giọng thơ sôi nổi. Nghệ thuật “vắt dòng” với ba từ “và” xuất hiện trong một dòng thơ làm nổi bật cảm xúc: say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Tất cả mùi thơ, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng… đều là khao khát của thi nhân:

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỷ trong hưởng thụ. “Vội vàng” thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỷ sau còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “vội vàng” như vậy. 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật “rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho Thơ mới, thơ lãng mạn 1932-1941.

Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan niệm sống gấp gáp bồng bột của tuổi trẻ mẫu 2

Xuân Diệu từng được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Đúng vậy, ông viết nhiều thơ và nổi tiếng nhiều với những bài thơ tình. Nhưng có lẽ đến với Vội vàng, bài thơ viết vào năm 1938, in trong tập Thơ Thơ, chúng ta có thể nhận thấy vì sao chẳng cần đến những bài thơ tình thì ông vẫn là một nhà thơ nổi tiếng, một nhà thơ lớn của dân tộc. Bởi tiếng thơ trong Vội vàng là tiếng đời, bộc lộ nhiều rung cảm và những triết lí sâu sắc. Trong đó thi phẩm cũng đã mang đến một quan niệm sống vô cùng ý nghĩa – sống vội vàng.

 

Nhan đề của bài thơ đã bộc lộ ngay quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu. Đó là một tính từ chỉ sự nhanh chóng, gấp gáp trong một hành động nào đó. Ở đây Xuân Diệu lại đề cao sự vội vàng trong cách sống, thái độ sống. Chẳng lẽ sống vội vàng là phải sống nhanh, sống gấp gáp vậy ư? Không những thế, cả bài thơ tác giả còn giục giã mọi người hãy sống không chờ đợi, sống hết mình, sống căng tràn từng phút, từng giây, sống đến trọn vẹn của “sống” để chống lại quy luật trôi chảy khắc nghiệt của thời gian.

Ngay mở đầu bài thơ, ông đã vội vàng qua hai ước muốn đầy táo bạo: tắt nắng, buộc gió. Đây là sự phi lí, hoang đường. Nào ai can thiệp được vào quy luật của tạo hóa, nhưng quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu lại khẳng định điều đó là có lí. Bởi nếu không ngưng đọng thời gian thì mọi thứ màu sắc, hương vị của cuộc sống sẽ theo nắng, theo gió mà phai nhạt, mà bay đi mất. Con người chẳng thể níu giữ, khóa chặt bên mình. Vậy chỉ còn cách phải sống vội vàng thì mới thỏa được lòng khao khát, mới đắm mình mà tận hưởng, mới không bỏ lỡ một chút nào hương sắc của cuộc đời. Quan niệm sống vội vàng thể hiện ngay qua khát vọng ngạo nghễ, khác thường mà yêu đời mãnh liệt như thế.

Thế nhưng nhà thơ cũng chẳng nói suông, ước muốn của ông hoàn toàn có căn cứ, vì cuộc đời này tươi đẹp và vô cùng đáng sống, nên càng phải vội vàng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đoạn thơ vang lên với những niềm reo vui, thích thú. Ông như một một “hướng dẫn viên” đưa người đọc đi khám thính vẻ đẹp của trần thế này. Thi sĩ sung sướng lắm vì đắm chìm trong cảnh sắc tươi non, viên mãn của mùa xuân: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa, tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Cái hay và ý nghĩa của nhà thơ là để mọi người thưởng thức vẻ đẹp ấy không phải ở chốn bồng lai tiên cảnh, mà ở ngay xung quanh mình. Bởi vậy, Xuân Diệu quan niệm sống vội vàng là yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng là những gì gần gũi nhất, thân thuộc nhất và trong những khoảnh khắc căng tràn sức sống, tràn ngập xuân tình nhất. Nhưng ông chợt nhận ra, dù là ngay quanh mình đi nữa thì chúng chẳng ở mãi bên mình, nhà thơ dẫu yêu, dẫu ham đến đâu thì rồi nó cũng vụt mất. Bởi vậy, lời thơ say mê, tha thiết nhưng bỗng chùng xuống, vì phải vội vàng một nửa. Vừa tận hưởng vừa vội vàng chính là những gì Xuân Diệu quan niệm. Đó cũng chính là cuộc chạy đua với thời gian để hưởng trọn hương sắc cuộc đời.

 

Cách sống của Xuân Diệu đúng là không chờ đợi. Ông vội vàng đến mức mà ở ngay mùa xuân ông đã thấy nhớ nó, chứ không chờ tới mùa hạ mới nhớ mùa xuân. Yêu thương, nhớ nhung tất thảy những gì đang tồn tại trở thành phương châm sống của thi sĩ. Với ông điều này có căn cứ.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa!

Xuân Diệu chẳng những quá ám ảnh về thời gian mà ông còn nhạy cảm đến lạ lùng về sự trôi chảy của nó. Hầu hết chúng ta cho rằng, mọi thứ đang đến là đến, chứ ít suy nghĩ rằng nó đang dần trôi qua. Nhưng Xuân Diệu thì khác, ông cảm nhận thấy rõ từng bước đi của thời gian. Nên xuân tới là xuân đang qua, non tức là sẽ già, thậm chí còn đến mức sẽ hết… Tại sao nhà thơ lại quá nhạy cảm như vậy? Sự nghiệt ngã ấy bấy lâu nay ai cũng biết, nhưng nhận ra nó để biết rằng nó đang lấy hết đi những gì của cuộc sống này chỉ có Xuân Diệu. Đoạn thơ mang giọng điệu tranh biện rất say sưa. Ông đang minh chứng rằng cuộc sống này đẹp nhưng không bao giờ ở lại, mỗi phút giây trôi qua là sẽ mất đi. Những thứ nhìn thấy tưởng chừng như sẽ tồn tại lâu, nhưng thực chất đang mất mát, hao mòn dần. Cho nên nếu không sống vội vàng thì chỉ còn lại là những gì tiếc nuối, xót xa. Nhà thơ đưa cả thêm những hình ảnh nhân hóa về sự mất mát, chia lìa bởi thời gian: tháng năm rớm vị chia phôi, núi sông than thầm tiễn biệt, gió xinh hơn dỗi vì phải bay đi, chim đứt tiếng reo thi vì độ phai tàn sắp sửa… để minh chứng cho điều ấy. Đó mới là vạn vật, trời đất, còn nếu là con người thì hỡi ôi, chắc hẳn phải nhiều ngậm ngùi, chua chát lắm. Nên nhà thơ muốn chúng ta hãy sống vội vàng đi để chạy đua với thời gian, để về sau chúng ta không còn phải thốt lên những lời đầy tiếc nuối: Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa! Và rồi có phải chứng kiến những gì chia lìa, đứt gãy ấy cũng không còn là điều tiếc nuối, xót xa. Quan niệm sống vội vàng trong cái nhìn về thời gian như thế của Xuân Diệu chính là thông điệp sống phải biết trân trọng từng phút, từng giây để không bao giờ phải hối tiếc.

Không những chỉ ra cuộc sống này tươi đẹp rất đáng sống vội vàng, thời gian trôi chảy rất nghiệt ngã, vô tình nên càng phải sống vội vàng, nhà thơ còn giục giã và mách chúng ta cách để sống vội vàng.

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Lời giục giã đầy hối hả, khẩn thiết. Trong bài thơ có tên Giục giã ông cũng viết:

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ

Em em ơi, tình non sắp già rồi.

Chẳng phải đây là lần đầu tiên Xuân Diệu khiến người ta cuống quýt thế, mà sống vội vàng là phải vậy. Hãy sống nhanh lên, gấp gáp lên khi mùa chưa ngả chiều hôm, khi cuộc đời chưa vào lúc bóng xế, lúc mình còn tuổi trẻ. Bởi vậy đừng ngại ngần, hãy ôm, hãy riết, hãy say, hãy thâu, hãy cắn để những khoảnh khắc tuyệt diệu của sự sống mới bắt đầu mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây và xuân hồng được ta hưởng trọn. Thậm chí phải được ngây ngất, chếnh choáng, đã đầy, no nê mới thực sự vội vàng. Bao nhiêu bút lực của sự nhiệt huyết, sôi trào, Xuân Diệu dồn hết vào đoạn thơ cuối. Lời thơ căng tràn cảm xúc, khiến ai đọc cũng như mở lòng ra, cũng chẳng thể ngồi yên mà sống một cách vô nghĩa. Ý nghĩa nhân sinh cao đẹp trong cách sống vội vàng là sống đúng thời điểm. Khi còn tuổi trẻ, khi trong những khoảnh khắc đẹp đẽ của cuộc sống, đó là lúc ta nên sống hết mình. Không phải cứ nhanh, cứ gấp là vội vàng được mà phải sống sao cho đáng trong từng khoảnh khắc mình bỏ ra.

 

Xuân Diệu viết bài thơ này khi ông mới 22 tuổi nhưng những lời tranh biện và giàu tính triết lý trong bài thơ không hề non nớt. Để có được một quan niệm sống vội vàng giàu ý nghĩa tích cực như thế phải được bắt nguồn từ một thái độ sống nghiêm túc, một tình yêu với cuộc sống mãnh liệt. Bài thơ Vội vàng và quan niệm sống của nhà thơ thực sự đã trở thành một bài học giá trị với nhiều thế hệ trẻ sau này.


Các câu hỏi tương tự
Trương Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Nhật Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Lù Khánh Hưng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết