Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính
A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Từ phong cách kì dị của Bê-li-cốp, nhà văn Sê-khốp đã khái quát như thế nào về nhân vật này?
A. Cuộc sống làm hắn khó chịu, sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên lo âu và có lẽ để bào chữa cho thái độ nhút nhát, hắn lúc nào cũng ngợi ca những gì không bao giờ có thật.
B. Con người này lúc nào cũng có một khát vọng mãnh liệt muốn thu mình trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
C. Đối với hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng.
D. Hắn có một thói quen kì quặc
Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu?
A. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc.
B. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai.
C. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.
D. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo nức.
Câu nào dưới đây không phải tên và bút danh của Nguyễn Bính?
A. Nguyễn Bính
B. Nguyễn Trọng Bính
C. Nguyễn Bính Thuyết
D. Trần Trọng Trí.
a. Anh (chị) hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu.
b. Chỉ ra điển tích, điển cố trong các trích đoạn đã học.
c. Bút pháp tượng trưng thể hiện thế nào qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
d.
- Nêu một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn với tác phẩm.
- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ đường luật. Tính chất đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú.
Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:
A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.
B. Văn học cổ điển Trung Hoa.
C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.
D. Thơ Đường của Trung Quốc
Dòng nào nêu đúng những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ “Chiều tối” ?
A. Thể thơ và cách miêu tả
B.Thể thơ và thi liệu
C. Ngôn từ và hình ảnh
D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng