trả lời :
Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.
Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người ( hoặc vật ) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Ví dụ
- Xa lạ ( xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
- Sách vở ( sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp : sách và vở )
- Ăn uống ( ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp : nói về việc ăn và uống )
* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người ( hay vật ) thì đó là từ ghép phân loại.
Ví dụ :
- Hạt thóc ( hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ... )
- Bà nội ( bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với : bà ngoại, bà dì .... )
- Bài học ( bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với : bài làm, bài tập ... )
từ ghép phân loại là từ ghép chỉ 1 loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất.
các tiếng ghép lại tạo thành 1 nghĩa chung , có nghĩa tổng hợp , rộng lớn , khái quát hơn của phạm vi từng tiếng.
* Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người ( hoặc vật ) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Ví dụ :
- Xa lạ ( xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
- Sách vở ( sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp : sách và vở )
- Ăn uống ( ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp : nói về việc ăn và uống )
* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người ( hay vật ) thì đó là từ ghép phân loại.
Ví dụ :
- Hạt thóc ( hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ... )
- Bà nội ( bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với : bà ngoại, bà dì .... )
- Bài học ( bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với : bài làm, bài tập ... )
Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.