Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran ha my

truyện ngụ ngôn là gì?

kể một số loại chuyện ngụ ngôn

Lê Thị Thu Ba
15 tháng 11 2017 lúc 18:58

-Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người,nhằm khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

-Một số loại truyện ngụ ngôn:

+Ếch ngồi đáy giếng

+Thầy bói xem voi

+Đeo nhạc cho mèo

+Chân,tay ,tai ,mắt ,miệng

pektri5
15 tháng 11 2017 lúc 18:52

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

ninh nguyễn
15 tháng 11 2017 lúc 18:55

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

Vũ Trọng Phú
15 tháng 11 2017 lúc 18:55

truyện ngụ ngôn la chuyện dùng thứ này để răn dạy thứ khác

Chân Tay Tai Mắt Miệng 

Ếch ngồi đáy giếng

Sakuraba Laura
15 tháng 11 2017 lúc 18:57

Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Hảo Nguyễn
15 tháng 11 2017 lúc 18:57

Câu 1 :

         Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Câu 2 :

      Một người ở nước Trịnh, anh ta định mua cho mình một đôi giày để đi. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình, rồi để bản vẽ mẫu lên bàn.

Khi lên đến chợ, vào tiệm chọn giày, anh mò vào túi không thấy tấm giấy vẽ mẫu đâu, biết mình để quên ở nhà, anh ta nói với chủ tiệm:

- Tiếc thay tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu đến mới mua được.

Xong anh ta vội vàng chạy một hơi về đến nhà lấy cái mẫu chân mình, khi quay lại chợ thì chợ đã tan rồi. Rốt cuộc anh không mua được giày.

Có người hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày, vừa thì mua có tốt không?

Anh ta trả lời:

- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình!

Thật là một trò cười cho thiên hạ!

Bài học: Trong bất kỳ việc gì, không nên quá khuôn mẫu, nên linh động để đạt kết quả tốt nhất

Premis
15 tháng 11 2017 lúc 19:01

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

Kể chuyện :

BÀI LÀM

“Kiến giết Voi”là một truyện dân gian thú vị như một màn tiểu phẩm. Kiến lại giết được Voi, một chuyện lạ đời khó tin, giàu kịch tính.

1.   Voi to lớn, hung dữ, có đôi ngà ghê gớm. Voi chưa hề lùi bước trước bất kì một con thú nào trong rừng. Voi rất kiêu ngạo, đi dạo nghênh ngang rừng này, suối nọ.

Thế rồi, một tình huống đã xảy ra chuyển động núi rừng. Voi gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Voi cho rằng đàn kiến vô lễ! Vốn hách dịch coi thiên hạ bằng nửa con mắt, Voi quát tháo om sòm. Nó gọi đàn kiến là "ranh con", đòi "dẫm chân" một cái, làm họ hàng nhà kiến "chết cả nút". Voi không ngờ, đàn kiến dám cự lại và tuyên bố: "không sợ", không lùi bước" trước bất cứ ai! Rõ ràng đó là một lời tuyên chiến.

Cuộc đấu giữa Voi và Kiến đã diễn ra dữ dội. Voi to mà Kiến thì bé nhỏ. Voi chỉ có một mình, Kiến là cả một đàn. Voi kiêu ngạo, chủ quan, Kiến chủ động, mưu trí có lối đánh hiểm. Đàn kiến bám lấy chân Voi, leo lén mình Voi, lưng Voi mà đốt. Chúng đái vào mắt Voi làm cho Voi "cay xè", không sao mở được mắt ra nữa! Kiến còn chui vào vòi Voi, tai Voi mà đốt, mà cắn. Voi rống lên chuyển rừng núi, giẫy giụa rồi ngã lăn ra, quằn quại đau đớn. Đàn kiến kéo đến mỗi lúc một đông thêm, xúm vào, lăn xả vào, đốt cho Voi đến chết. Một kết cục quá bất ngờ!

2.   "Kiến giết Voi" là một truyện ngụ ngôn độc đáo. Nhân dân ta đã mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, nêu lên bài học luân lí sâu sắc. Voi ám chỉ cho kẻ mạnh, lắm quyền uy, kiêu ngạo và hống hách. Đó là tầng lớp trên trong xã hội, cậy thế ức hiếp kẻ yếu. Đàn kiến đông đảo là biểu tượng cho nhân dân lao động, kẻ bị trị, thấp cổ bé họng trong xã hội.

Kẻ mạnh đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của nhân dân, đã bị đông đảo nhân dân giáng trả, bị thất bại thảm hại. Kẻ yếu nếu biết tin vào chính nghĩa, biết đoàn kết và chiến đấu mưu trí, dũng cảm, nhất định sẽ đánh thắng kẻ mạnh.

Bài học luân lí sâu sắc của truyện ngụ ngôn "Kiến giết Voi" là bài học đoàn kết trong đấu tranh, biết lấy yếu để thắng mạnh, mưu trí đánh hiểm để bảo vệ quyền sống và hạnh phúc của cộng đồng.

Tính giáo dục, tính trí tuệ của truyện "Kiến giết Voi" thật là vô giá!

Đề 1. Phân tích truyện cười “Treo Biển”.

Cái biển hàng có sáu chữ: "Ở đây có bán cá tươi".

Có bốn người lần lượt góp ý. Người thứ nhất góp ý bỏ hai chữ "ở đây". Nghe ra thì cũng có lí. Người thứ hai bàn nên bỏ tiếp hai chữ "có bán". Cái biểnchỉ còn lại hai chữ: "cá tươi". Người thứ ba khuvên nên xóa chữ "tươi". Người cuối cùng lại góp ý là đã có mùi tanh rồi cần chi phải đổ chữ "cá". Nhà hàng cất ngay biển. Chẳng cần suy nghĩ gì!

Tiếng cười ở truyện "Treo biển" đã hàm chứa một lời khuyên nhẹ nhàng, vui vẻ: nên biết lắng nghe ý kiến mọi người, nhưng phải có chủ kiến, ở đời "lắm thầy thối ma", đừng nên "rằm cũng ừ, mười tư cũng gật". “Treo biển” là một truyện cười mang màu sắc ngụ ngôn.

Đỗ Đức Đạt
15 tháng 11 2017 lúc 19:24

Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

Một số truyện ngụ ngôn:

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Chân,tay,tai,mắt,miệng
 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền trang
Xem chi tiết
Thảo My
Xem chi tiết
Chàng Trai 2_k_7
Xem chi tiết
Khôi Nguyên Hacker Man
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết