Đáp án B
+ Trong hiện tượng sóng dừng, các điểm nằm giữa hai nút liền kề luôn dao động cùng pha.
Đáp án B
+ Trong hiện tượng sóng dừng, các điểm nằm giữa hai nút liền kề luôn dao động cùng pha.
Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng biên độ là 95 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng pha với cùng biên độ là 85 cm. Khi sợi dây duỗi thẳng, N là trung điểm giữa vị trí một nút và vị trí một bụng liền kề. Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ cực đại của phần tử tại N xấp xỉ là
A. 3,98.
B. 0,25.
C. 0,18.
D. 5,63.
Tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm trên mặt chất lỏng, người ta gây ra hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ, cùng tần số 50 Hz. Vận tốc truyền sóng bằng 3 m/s. Trên đoạn nối A và B, số điểm có biên độ dao động cực đại và đứng yên lần lượt là:
A. 7 và 6
B. 9 và 10
C. 9 và 8
D. 7 và 8
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 100Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 3m/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hình vuông ABCD nằm trên mặt nước sao cho hai điểm C và D nằm trên hai đường cực đại giao thoa. Biết rằng giữa điểm C và đường trung trực của AB còn có hai dãy cực đại khác. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường thẳng nối hai nguồn là
A. 11.
B. 13.
C. 15.
D. 21.
Tại hai điểm A và B trên mặt nước dao động cùng tần số 16Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30cm, MB = 25,5cm, giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. v = 36cm/s
B. v = 24cm/s
C. v = 20,6cm/s
D. v = 28,8cm/s
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số, cùng biên độ dao động, cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d1 = 41cm, d2 = 52cm, sóng tại đó có biên độ triệt tiêu. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng giữa M và đường trung trực của hai nguồn là 5 đường. Tần số dao động của hai nguồn bằng
A. 100Hz
B. 20Hz
C. 40Hz
D. 50Hz
Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 11 cm người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
A. 12.
B. 9.
C. 11.
D. 10.
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha với nhau và theo một phương thẳng đứng với tần số 50 Hz. Biết tốc độ truyền sóng bằng 600 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình sóng lan truyền. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 3 cm.
B. 12 cm.
C. 6 cm.
D. 24 cm
Ở mặt thoáng của một chất lỏng, tại hai điểm A và B cách nhau 20cm có hai nguồn sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng biên độ và cùng tần số 50Hz. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm dao động có biên độ cực đại là
A. 7
B. 6
C. 8
D. 9
Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 20 cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là
A. 18
B. 16
C. 32
D. 17
Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử day dao động với cùng biên độ 5mm là 80cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động cùng pha với cùng biên độ 5 mm là 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của một phần tử dây tại bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 0,21
B. 0,41
C. 0,14
D. 0,12