Fe có thể được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2:
N 2 k + 3 H 2 k ⇆ 2 N H 3 k
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?
A. Làm tăng nồng độ các chất trong phản ứng trên
B. Làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
C. Làm tăng tốc độ phản ứng.
D. Làm tăng hiệu suất phản ứng
Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 19,82 g. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H2 (đktc) thoát ra.
Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Không xác định được.
Cho các phát biểu sau:
a. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
b. Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
c. Muối FeCl3 được dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
d. Sắt có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxi.
e. Crom (III) oxit là chất lưỡng tính, màu lục thẫm.
f. Crom (III) hiđroxxit có màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 duy nhất (đktc). (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; dung dịch E không hòa tan được bột Cu). Thành phần % khối lượng của oxit sắt trong hỗn hợp A là
A. 76,19%.
B. 70,33%.
C. 23,81%.
D. 29,67%.
Cho hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 13,44 lít khí (đktc).
Phần 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc) và chất rắn C. Cho chất rắn C vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư được 6,72 lít H 2 (đktc). Công thức của oxit sắt là
A. FeO
B. Fe 2 O 3
C. Fe 3 O 4
D. không xác định được
Cho hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 6,72 lít khí (đktc).
Phần 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc) và chất rắn C. Cho chất rắn C vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư được 4,032 lít H 2 (đktc). Công thức của oxit sắt là
A. FeO
B. Fe 2 O 3
C. Fe 3 O 4
D. không xác định được
Trộn 27,84 gam Fe 2 O 3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H 2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 51,43%,
B. 51,72%.
C. 75,00%.
D. 68,50%.
Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau:
N 2 k + 3 H 2 k ⇆ 450 - 500 ∘ C , x t 2 N H 3 k
∆ H = - 92 k J / m o l
Trong các yếu tố:
(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2;
(2) Thêm một lượng NH3;
(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng;
(4) Tăng áp suất của phản ứng;
(5) Dùng thêm chất xúc tác.
Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe 2 O 3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe 2 O 3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H 2 . Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là
A. 60% và 20,40
B. 60% và 30,75
C. 50% và 20,75
D. 50% và 40,80