Cây bình tự xưng là : tôi
Cách xưng hô ấy có tác dụng : làm cho lời kể của lục bình gần gũi thân mật, như đang nói chuyện với bạn bè.
Cây bình tự xưng là : tôi
Cách xưng hô ấy có tác dụng : làm cho lời kể của lục bình gần gũi thân mật, như đang nói chuyện với bạn bè.
Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?
Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì?
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bàng tăm tắp.
Chiếc xe lu tự xưng là :……………………
Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?……………
Con cóc trong câu thơ sau xưng hô có gì đặc biệt :
-Tôi là con cóc
Tôi báo trời mưa !
A. Xưng tôi, giống con người
B. Cách xưng hô không giống với con người
C. Là cách xưng hô của loài cóc
Đọc khổ thơ sau :
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu bé tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua mặt núi
Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay ? Đánh dấu X vào ô trước những câu trả lời thích hợp.
Thể hiện được tình cảm thân thiết của tác giả với sự vật, con vật.
Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Làm cho các sự vật và con vật trở nên khác nhau.
Làm cho bài thơ có vần, khác với bài văn xuôi.
HÃY CAN ĐẢM LÊN
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.
Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !
Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.
( Theo Hồ Huy Sơn)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?
a, Đi chơi công viên.
b, Đi cắm trại.
c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.
2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?
a, Bạn bị ngã.
b, Phanh của bạn bị hỏng.
c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.
3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?
a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.
b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.
c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.
d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.
4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?
a, Buông xuôi , không lái để xe tự lao đi.
b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.
c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Con rồng cháu tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
- Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)
c. Người Việt Nam tự hào xưng là gì?
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II.
Đọc thầm (4 điểm)
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?
A. Hoa, lá.
B. Hoa, lá, chim sâu.
C. Chim sâu, gió, hoa, lá.
gạch dưới các từ ghép có trong các câu sau từ các danh từ riêng và xếp vào các nhóm nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau cây nào cũng đẹp cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất là vẫn là trên lứa bác là non nước trời mây Việt nam có bác mỗi ngày đẹp hơn còn cao hơn đỉnh Trường Sơn nghìn năm trung đức tâm hồn ông cha điệu lục bát khúc dân ca Việt Nam là bác bác là Việt Nam a từ tổng hợp B từ phân loại các bạn đã giúp mình nhé cảm ơn 💁💁💁💁
Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19
Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.
Cậu Rô giương vây
Thịt rèo cột trơn
Leo gần đỉnh cột
Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh
Câu 1: Nội dung bài thơ kể:
a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân
Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?
a. Các con vật cũng có đời sống như con người.
b. Cây cối cũng có đời sống như con người.
c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.
Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:
a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?
Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :
a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật
Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép
Vuốt đôi râu khoằm.”
trả lời cho câu hỏi:
a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?
Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:
a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp
Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:
- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông
- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa
Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.
a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.
Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.
Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................