trong một lần đi bắt cá ngoài đồng làng , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết các câu thơ sau :
...Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó nhó cười
tại sao khi viết về đàn cò , nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu , tạo thành nhịp thơ ba ba hai ? Mục đích diễn tả điều gì ?
Nhịp thơ ba ba hai và cách viết thành 3 câu thơ này thực chất là sự vắt dòng, thể hiện những nỗ lực cách tân thơ của tác giả. ba câu thơ nhưng chỉ viết về một chủ thể, đó là đàn cò. Hình thức câu thơ cũng nói lên những vất vả, nhọc nhằn của đàn cò trắng "khiêng nắng qua sông" như chính tác giả phải cân nhắc, đặt bút lên đặt bút xuống mới tách thành 3 dòng. Qua hình ảnh con cò quen thuộc, tác giả nói đến những nặng nhọc, vất vả của con người trong lao động, nhưng ẩn sâu trong đó là thế giới trẻ thơ, trong trẻo khó có gì so sánh được.
Khi viết về đàn cò, nhà thơ tách câu thơ thành ba câu nhỏ, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ thành 3/2/2 rõ rệt nhằm diễn tả đàn cò khiêng nắng rất nặng, khơng thể bay lả bay la như mọi lần được, nhịp bay chậm đi, cách ngắt nhịp có tác dụng hỗ trợ cho động từ khiêng một cách đắc lực.