Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:
a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh.
b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới.
c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây.
Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:
a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.
b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn.
c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo.
1. Nhóm từ không đồng nghĩa:
A. vui vẻ, phấn khởi, mừng rỡ.
B. xây dựng, kiến thiết, kiến tạo, kiến nghị.
C. tựu trường, khai giảng, khai trường.
D. năm châu, hoàn cầu, trái đất, địa cầu.
Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "đẹp"?
a/ tươi đẹp b/ xấu xí c/ mỹ lệ d/ xinh tươi
Câu hỏi 8: Từ đồng nghĩa với từ "Hoàn cầu" trong "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ là từ nào?
a/ đất đai b/ ruộng vườn c/ thế giới d/ quê hương
Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?
a/ nghe nhạc b/ quan nghè c/ quan ngè d/ kiến nghị
Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "kiến thiết"?
a/ kiến thiết b/ xây dựng c/ dựng xây d/ kiến nghị
Câu hỏi 11: Từ nào đồng nghĩa với từ “siêng năng”?
a/ lười biếng b/ lao động c/ chăm chỉ d/ quê hương
Câu hỏi 12: Từ nào đồng nghĩa với từ “học hành”?
a/ học vẹt b/ học tập c/ đi học d/ đọc sách
Câu hỏi 13: “Sông nào tàu giặc chìm sâu
Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?”
a/ Bạch Đằng b/ Nhật Tảo c/ Hiền Lương d/ Kinh Thầy
6. Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ "nhô" trong câu: "Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm."
A. mọc, ngoi, dựng B. mọc, ngoi, nhú
C. mọc, nhú, dâng D. mọc, nhú, dựng
8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Cánh đồng lúa chín vàng suộm.
C. Mọi người tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ để bàn công việc.
Trong các từ sau từ nào là từ không đồng nghĩa với từ quê hương
A. đất nước
B.giang sơn
C.tổ tiên
D. non sông
Câu 3. Từ bay trong các câu sau có quan hệ gì với nhau?
1. Bác thợ xây có một cái bay mới.
2. Đàn chim vội bay về tổ tránh bão.
A. là từ đồng âm B. là từ nhiều nghĩa
C. là từ đồng nghĩa D. là từ trái nghĩa
Không có nghĩa giống từ "đồng " trong từ "đồng chí''là từ nào?
a.đồng ruộng b.đồng tâm c.đồng lòng d.đồng cảm
Câu :"Bố em rất vui tính." thuộc kiểu câu nào?
a.ai là gì b.ai làm gì c.ai thế nào d.khi nào
Từ đồng nghĩa với từ "chất phác"?
a. thân thiết b.dũng cảm c.nhanh nhẹn d.thật thà
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với tổ quốc?
a/ đất nước b/ nước nhà c/ quốc gia d/ dân tộc
Câu hỏi 6: Trong câu "Buổi sáng tháng chín mát mẻ, dễ chịu. Đó là buổi sáng tuyệt đẹp", đại từ là từ nào?
a/ buổi sáng b/ tháng chín c/ đó d/ tuyệt đẹp
Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?
a/ rào rào b/ lất phất c/ lưa thưa d/ mặt mắt
Câu hỏi 8: Trong các từ sau từ nào có tiếng "chín" là từ đồng âm?
a/ quả chín b/ cơm chín c/ chín học sinh d/ nghĩ cho chín
Bài 4: Trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ chỉ "màu đen"?
a/ đen nhẻm b/ đen bóng c/ hồng hào d/ đen lay láy
Câu hỏi 2: Tiếng "tâm" trong từ "tâm hồn" cùng nghĩa với tiếng "tâm" trong từ nào?
a/ trọng tâm b/ trung tâm c/ bạn Tâm d/ tâm trạng
Câu hỏi 3: Từ nào đồng nghĩa với từ "yên tĩnh"?
a/ im lặng b/ vang động c/ mờ ảo d/ sôi động
Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?
a/ con kiến b/ kiến thiết c/ kon kiến d/ kiến càng
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "con hổ"?
a/ con hổ b/ con gấu c/ con cọp d/ con hùm
Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ chỉ "màu xanh"?
a/ màu ngọc lam b/ màu hổ phách
c/ màu xanh lục d/ màu xanh lam