a) Cháu
b) Cháu
c) Anh
Trong các câu văn sau những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ
a,Cháu chào bác ạ
b,Cháu mời ông bà xơi cơm
c,Anh cho em hỏi bài toán này nhé! em or a
hc tốt
a) Cháu
b) Cháu
c) Anh
Trong các câu văn sau những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ
a,Cháu chào bác ạ
b,Cháu mời ông bà xơi cơm
c,Anh cho em hỏi bài toán này nhé! em or a
hc tốt
Gạch dưới các đại từ trong câu chuyện sau :
Một con Họa Mi từ xa bay đén đạu trên cây bàng , nó ríu rít :
- Cháu chào bác Bàng ! Bác có muốn nghe cháu hát không ?
- Họa Mi đấy ư ? Bác rất muốn nghe giọng hát trong trẻo tuyệt vời của cháu .
Bác Bàng vui vẻ trả lời Họa Mi .
Làm ơn giúp mình nhé !
từ bác nào sau đây là đại từ nhân xưng?
Bác tôi cười rất đôn hậu
cậu đừng làm vỡ bình hoa của bác tớ nhé
cháu chào bác ạ !
1. Đọc thầm bài văn sau:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
.......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
A )cháu ơi cháu ngủ cho lâu
mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Tròng cổ hồ mang về bà cháu mình anh
B) Ta với mình mình với ta
lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
mình đi mình lại nhớ mình
nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao câu thơ trên. Cần gấp lắm đó
Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!"
tìm các đại từ xưng hô trong đoạn đối thoại và nhận xét thái độ của người nói khi dùng đại từ đó : lần này thì tự tay cu Bôn cầm đôi càng cho cào cào giã gạo . - Bà ơi , nó có áo xanh ở ngoài , áo đỏ ở trong . Bà vẫn cười : - ngày trước , mùa hè bà chỉ được vận mỗi cái yếm vải thô với cái váy gai chật cứng , muốn bước dài cũng không được . - Bà ơi , bà kể đi ... Tối nay cháu dắt bà ra sân kho xem chuyền hình bà nhé .
Câu1: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từ
Câu 2 : Đọc đoạn thơ sau:
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương
(Mai Hương)
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Câu 3: Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết.
Câu 4: Em được một người thân tặng một quyển sách đẹp. Em hãy tả quyển sách đó.
Bài 5: Có một nhà văn đã viết: "Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao". Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.
1.a, Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
Một chú khỉ con khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy ...... đi qua, ......... nhe răng khẹc khẹc, ngó ....... rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo .......... hỏi giùm tại sao ông ta không mối dây xích cổ ra để ........ được tự do đi chơi như..........
b, Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô ( nhớ gạch dưới đại từ đó )
M : - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
( 1 ) Nói với người vai trên : .............................................................................................................
( 2 ) Nói với ngừi vai dưới : ......................................................................................................................
Tìm danh từ chung có trong câu văn thứ nhất và danh từ riêng có trong đoạn văn sau :
Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên :
- Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này được không ạ ?
Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên :
- Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu !
Pi-e ngạc nhiên :
- Ai sai cháu đi mua ?
- Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.