Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai:
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
B. Nước giải khát được nén CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon ?
A. Ozon là một khí độc
B. Ozon không tác dụng với nước
C. Ozon tan nhiều trong nước
D. Ozon là chất oxi hoá mạnh
Cho các phát biểu sau:
(1) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(2) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon.
(3) Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.
(4) Lưu huỳnh trioxit là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước và tạo thành axit sunfuric.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí
A. CO
B. CH4
C. CO2
D. H2
Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCl. Hãy lập PTHH của các phản ứng trong 2 trường hợp sau : Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hoá bởi O 2 của không khí
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit thì cần vừa đủ V lít không khí (đktc), biết trong không khí thì oxi chiếm 20% thể tích. Giá trị của V là
A. 17,8
B. 18,8
C. 15,8
D. 16,8
Có các chất khí không màu sau là : hiđro clorua, cacbonic, oxi, ozon.
Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt các khí trên.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục H2S vào dung dịch nước clo
(b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2
(d). Thêm H2SO4 loảng vào nước Javen
(e). Đốt H2S trong oxi không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 2
B. 3
C. 4.
D. 5
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không? Khí oxi O2 và khí clo Cl2
Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí:
Trong các hình vẽ cho ở trên, hình vẽ mô tả điều chế và thu khí oxi đúng cách là:
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 3.
D. 3 và 4.