MẤY PRO GIÚP TÔI VỚI
Câu 1
Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
|
B. Là câu có ngữ điệu phủ định.
|
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
|
D. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
|
Câu 2
nào dưới đây không dùng để kể, thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)
|
B. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)
|
C. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)
|
D. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)
|
Câu 3
Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
A. Không
|
B. Chút
|
C. Lặng lẽ
|
D. Đâu
|
Câu 4
Kết cấu chung của thể hịch gồm mấy phần?
A. Hai phần. |
B. Năm phần.
|
C. Ba phần.
|
D. Bốn phần. |
Câu 5
Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?
A. Phản bác một ý kiến, một nhận định
|
B. Chọn A và B.
|
C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
|
D. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
|
Câu 6
Các câu sau thuộc hành động nói gì?
“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”
A. Điều khiển
|
B. Trình bày
|
C. Hứa hẹn
|
D. Hỏi
|
Câu 7
Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
|
B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
|
C. Giãi bày tình cảm của người viết.
|
D. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
|
Câu 8
Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Không
|
B. Nên
|
C. Hãy
|
D. Đừng
|
Câu 9
Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
A. 958 |
B. 1789
|
C. 1010 |
D. 1858
|
Câu 10
Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?
A. Điệu bộ |
B. Cử chỉ
|
C. Nét mặt |
D. Ngôn từ
|
Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có đều là câu cảm thán không?Vì sao?
"Than ôi!Sức người khó lòng địch nổi sức trời!Thế đê không sao cự được với thế nước!Lo thay!Nguy thay!Khúc đê này hỏng mất!"
Câu 1.
Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu trong các ngữ liệu sau :
a) Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào!
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh, Mừng xuân 1969)
b). Nếu không bán con thì lấy tiền đâu mà nộp sưu ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c). Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe còn được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. (Ru- xô, Đi bộ ngao du)
Bài 2: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?
a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f- Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
Câu hỏi:
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?
- Những câu này dùng để làm gì?
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
a) Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
(Ca dao)
b) Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Chinh phụ ngâm khúc)
c) Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.
(Chế Lan Viên, Xuân)
d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Trong những từ ngữ in đậm ở các câu dưới đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?
A. Trời ơi! Nắng quá!
B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
C. Vâng, con đã nghe.
D. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng
giúp mik với ạ
Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi.
a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống vớiHịch tướng sĩ không?
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?
c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:
Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.