Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp bạo lực.
B. Dùng phương pháp thương lượng,
C. Dùng phương pháp ôn hòa.
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
A. bạo lực cách mạng
B. đấu tranh chính trị
C. đấu tranh vũ trang
D. hòa bình, không bạo lực
nêu các chính sách của pháp trong công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải các chính sách đó dùng để làm gì?
Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX về: điều kiện lịch sử, kẻ thù, mục tiêu, khuynh hướng chính trị, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, qui mô, hình thức-phương pháp đấu tranh,
Câu 1. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền được bầu cử, ứng cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
Câu 2. Chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế có tên gọi là?
A. Đồng minh những người yêu nước.
B. Đồng minh các dân tộc thuộc địa.
C. Đồng minh vô sản quốc tế.
D. Đồng minh những người cộng sản.
Câu 3. Ai là tác giả của thuyết “tiến hóa và di truyền”?
A. Đác-uyn.
B. Lô-mô-nô-xốp.
C. Puốc-kin –giơ.
D. Niu-tơn.
Câu 4. Đặc điểm của đế quốc Đức là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân thiện chiến.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nước đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp là?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Đức.
Câu 6. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền được bầu cử, ứng cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
Câu 7. Tuyên ngôn Độc lập (4/7/1776) ra đời trong cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 8. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?
A. Hòa ước Mác xây. B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 9. Tại sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?
A. muốn mở rộng lãnh thổ của mình.
B. muốn gây ảnh hưởng của mình với nước khác.
C. nhu cầu về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.
Câu 10. Từ những phát minh khoa học nửa đầu thế kỉ XX, em hãy rút ra tác động của sự phát triển khoa học kĩ thuật đến thực tiễn đời sống con người?
A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.
B. Sự phát triển khoa học kĩ thuật đã mở ra thời kì đen tối nhất trong đời sống vật chất và tinh thần con người.
C. Sự phát triển khoa học kĩ thuật đã mang lại những áp lực lớn và ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống vật chất và tinh thần con người.
D. Sự phát triển khoa học kĩ thuật đã mở ra thời kì mới cho con người- thời kì văn minh công-nông nghiệp.
vào những năm 1873-1884 thực dân pháp dùng những biện pháp gì đểổn định tình hình nam kỳ ?
: Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư thương mại và thuộc địa.
B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh đầu tư thuộc địa ở Bắc Mĩ.
D. Pháp cho các thuộc địa vay lãi, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa.
Câu 1. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước.
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước.
Câu 2. Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?
A. Thực hiện chính sách mới.
B. Giải quyết nạn thất nghiệp.
C. Tổ chức lại sản xuất.
D. Phục hưng công nghiệp.
Câu 3. Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài?
A. Nhật chưa có thuộc địa.
B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?
A. Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.
B. Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á,
C. Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.
D. Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 5. Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á?
A. Phong trào Ngũ tứ.
B. Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Cách mạng Mông cổ.
D. Khởi nghĩa Gia-va.