Tham khảo
* Nguyên nhân:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng.
- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
* Diễn biến:
- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.
- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.
- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1907.
- Ý nghĩa:
+ Giáng đòn chí tử vào giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Làm lung lay chế độ Nga hoàng.
+ Chuẩn bị cho cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
+ Ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.