PTBĐ là miêu tả
Trang ngữ là dưới gốc tre
Tre gắn bó với con người việt Nam
Yên thương tôn trọng tre của dân tộc ta
PTBĐ là miêu tả
Trang ngữ là dưới gốc tre
Tre gắn bó với con người việt Nam
Yên thương tôn trọng tre của dân tộc ta
Có một đàn chuột điếc đi qua hỏi có tất cả bn con .
Trả lời vs kb nha
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang hương vị của tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”
a. Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì?
c. Khái quát nội dung của văn bản bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu?
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Những năm tháng xa quê, dông tổ cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cảnh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khỏi ra, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuộng chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tải trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."
(Theo Tản văn Mai Văn Tạo - Ngữ văn 7, tập 1
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng một câu văn.
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Những năm tháng xa quê, dông tổ cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cảnh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khỏi ra, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuộng chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tải trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."
(Theo Tản văn Mai Văn Tạo - Ngữ văn 7, tập 1
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng một câu văn.
ĐỀ 5 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định thể loại và PTBĐ chính.
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi viết đoạn văn trên và nêu tác dụng?
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả muốn bày tỏ với ta quan điểm gì?
Câu 5: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị
BT1: Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
(a) Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Theo Ngữ văn 7, tập 1)
(b) “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.”
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
(c) “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết người mê luyến mùa xuân.”
(d) Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngái của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Hỏi chung cho cả 4 đoạn ngữ liệu:
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Xuất xứ của VB ấy? Của ai?
2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
4. Ghi lại các QHT được sử dụng trong câu in đậm.
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.
Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”
Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”
Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
a) xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b) '' Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để lớn lên nhưng tôi đã thất bại''
Câu trên hoặc câu đơn hay câu ghép, xác định cấu trúc ngữ pháp và xác định quan hệ từ liên kết câu.
c) Vì sao cô gái được làm hoàng hậu? Tìm các đại từ trong đoạn văn cuối, chỉ ra các đại từ thuộc ngôi thứ mấy.
d) Thông điệp văn bản muốn gửi đến chúng ta điều gì?
Phiếu số 4:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng
lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng
lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu
lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy
một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra,
mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh
những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe
tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi
bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh
trong nắng.
vọng
(“Đất rừng phương Nam” - Đoàn Giỏi)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Trong câu “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác
gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn”,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4. Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?
Câu 5. Qua đoạn văn, em thấy mình cần có thái độ ứng ứng xử như thế nào với
thiên nhiên?
Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)
Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu đơn bình thường.
b. Câu đặc biệt.
c. Câu ghép.
d. Câu rút gọn.