Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)
Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ
+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con
Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.
Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ
Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính
Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất
+ Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc
+ Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện
b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.
- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.
Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:
+ Thủy vá áo cho anh
+ Thành chiều nào cũng đón em
+ Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối
+ Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma
+ Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo
Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.
- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay
- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha
- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.
Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:
+ Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn dụa
+ Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ
→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ
Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”
+ Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua
+ Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác
- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em
- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng
→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.
Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:
- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.
Câu 1 (Trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài 1: Có thể nói đây là lời của người mẹ hát ru con
Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu với ông bà
Bài 4: Bài ca dao không chỉ ra lời của ai. Căn cứ vào nội dung:
- Đây là lời của ông bà nói với con cháu
- Lời cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau
- Lời anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau
Bài 2 (trang 22 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Câu 3 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao nói tới tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê:
- Không gian: “ngõ sau” là nơi vắng vẻ, heo hút gợi lên hoàn cảnh cô đơn của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến.
- Thời gian: “chiều chiều” sự lặp lại thời gian chiều. Trong ca dao chiều là khoảng thời gian gợi sự u buồn, hoang vắng.
+ Chiều cũng là thời điểm trở về, đoàn tụ nên người con gái lấy chồng vẫn bơ vơ nơi đất khách
- Tâm trạng: đau đớn nhiều bề- ruột đau chín chiều
Sự đau đớn, nỗi đau được diễn đạt từ cái cụ thể để diễn đạt cái không cụ thể: nỗi nhớ nhà, thương cha mẹ, cảm cảnh thân phận…
→ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Câu 4 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những tình cảm được diễn tả trong bài: nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà
- Diễn đạt thông qua lối so sánh làm nổi bật tình cảm trong bài - đây là kiểu so sánh phổ biến trong ca dao.
- Những sự vật bình thường, thân thuộc đều có thể gợi hồn thơ, thi liệu cho người sáng tác ca dao.
- Cách diễn đạt tình cảm:
+ “Ngó lên” trong văn cảnh bài ca thể hiện sự trân trọng, tôn kính
+ Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
+ Mức độ so sánh: bao nhiêu… bấy nhiêu
+ Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.
Câu 5 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt được thể hiện qua lời nhắn nhủ tâm tình, hình thức phong phú.
- Sử dụng cặp từ cùng chung- cùng thân: nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt, khăng khít
- Biện pháp so sánh anh em – chân tay: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
→ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 6 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu
+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng
+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ
+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao
Câu 1 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ý đúng: b và c
- Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”
- Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Hình thức hát đối đáp trong hát đố
+ Trai, gái thử tài nhau- đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử
- Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều kì của vùng Bắc Bộ: không chỉ có đặc điểm địa lý tự nhiên, mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hóa nổi bật.
+ Người hỏi am hiểu tường tận và chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi
+ Người đáp hiểu rõ nhất và trả lời đúng ý người hỏi
- Sự hỏi đáp thể hiện sự chia sẻ, hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm
Câu 3 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.
+ Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết
+ Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.
- Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút
- Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.
- Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa
→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước
- Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.
+ Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh xứ Huế trong bài tả cảnh:
+ Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế đẹp, thơ mộng, tươi mát
+ Cảnh đẹp vào xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, vừa bao la, quây quần
+ Non xanh, nước biếc cứ bao quanh xứ Huế
+ Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra
- Có nhiều chi tiết gợi hơn tả. Định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường.
- Bài ca có nhiều chi tiết gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con người thiên lí xứ Huế.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” trong lời mời, lời nhắn nhủ cùng nhiều bài khác
- Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới chưa quen biết
→ Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu.
Câu 6 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hình ảnh cô gái được so sánh:
+ Chẽn lúa đòng đòng
+ Ngọn nắng hồng ban mai
→ Có sự tương đồng trẻ trung phơi phới với sức sống đang xuân
- Hai câu thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài khi làm nổi bật lên vẻ
- Ở hai dòng thơ đầu ta thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh hiện lên
⇒ Chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống
Câu 7 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao số 4 là lời chàng trai:
+ Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống
+ Chàng trai ngợi ca cánh đồng và cô gái
→ Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái
- Ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái:
+ Trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình
+ Cô gái như “chẽn lúa đòng đòng” đẹp vẻ đẹp tự nhiên, tinh khiết, tươi tắn
+ Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và sự đối lập
+ Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi
⇒ Sự lo lắng, than vãn về số phận nhỏ bé, bất định của cô gái
Bài 1 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ trong cả 4 bài ca dao trên: lục bát và lục bát biến thể, thể thơ tự do
+ Bài 1: có sự thay đổi số từ ở câu 6 và câu 8
+ Bài 3: kết thúc là dòng lục, không phải dòng bát
+ Bài 4: thể thơ tự do thể hiện ở 2 dòng thơ đầu
Bài 2 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tình cả được thể hiện trong bốn bài ca: tình yêu quê hương, đất nước, con người:
+ Gợi nhiều hơn tả, nhắc tới tên địa danh với những cảnh sắc, lịch sử, văn hóa của từng địa danh
+ Phía sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn là tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người
Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:
- Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì
- Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được
- Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời
Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nghĩa biểu cảm của bài thơ:
- Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi
- Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ
Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn
- Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được
- Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong