Ký ức tuổi thơ
Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.
Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...
Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai> Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )
Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.
Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.
Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.
Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak? nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.
Tác giả
Lương Hữu Điền
*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???
8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong cuộc thi đó, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn chưa hề nói chuyện hay thậm chí là chưa nhìn thấy cậu ấy dù chỉ một lần... Bỗng một lần đang ôn thi để tham gia vào cuộc thi lớn đó, tôi chợt nghĩ đến cậu ấy, tim đập nhanh và loạn... tôi đã nhận ra rằng, mình đã thích cậu ta!!! Đến năm nay, khi tôi đang lớp 9, tôi mới tình cờ được 1 người bạn kết bạn trên *** (phần mềm có kèm nhắn tin), nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cậu bạn trai đó lại học chug lớp với cậu ấy - người bạn 8 tôi biết 8 năm trước! Nhắn tin với cậu bạn đó mấy ngày, tôi quyết định tìm hiểu thông tin về người tôi đang thích thầm, sau 1 thời gian điều tra, tôi biết đc rằng, cậu ấy (người tôi thích thầm) đã thích cô gái khác!!! Tim tôi thót lại, bây giờ, tôi cảm thấy khá buồn và chẳng biết làm gì cả? Nếu có thể, lên cấp 3 chúng tôi sẽ cùng học trường nổi tiếng vs nhau, nhưng đến lúc đó tôi có nên thích cậu ấy nữa không? Tôi có nên theo đuổi cậu ấy không đây????
Đề bài:điền thêm yếu tố nghị luận cho phù hợp với đoạn văn.
Vào 1 buổi sáng đẹp trời.Tôi trở về thăm trường cũ.Bước vào lớp học,bao kí ức về bạn bè tôi lại ùa .Bỗng có một giọng nói nhẹ nhàng vang lên:Nam 9A đấy à?Công việc của em ở học viện quân sự vẫn ổn chứ?Lúc đó " sống mũi tôi vẫn cay cay và tôi cảm thấy vô cùng ân hận".Thế mà hơn 20 năm nay,tôi vẫn chưa 1 lần trở về thăm cô.
Bạn nào bt làm thì giúp mik vs.Mik đang cần gấp
Ôi cái làng Dầu của tôi! Vẫn cái phong vị ngọt ngào của lúa non đồng nội. Vẫn con đường gạch đá xanh rơn. Bầu trời cao thẳm, rộng bao la, vương chút nắng xuống mái đình cổ kính. Tôi đã yêu và yêu biết nhường nào cái mảnh đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Bọn giặc đáng khinh kia đã tàn nơi đây. Làng Dầu không còn như ngày tôi phải rời làng đi tản cư nữa. Nhưng giờ trở lại, lòng tôi vẫn thế, vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi. Trong tôi có cái gì nao nao rất lạ. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự hào. Tôi như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên.
Đó là một ngày nắng. Cũng cách đây mấy năm rồi. Và tôi thì cũng không còn nhớ rõ cho lắm.
Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Tiếng lũ ve thì ngân mãi không thôi, não lòng. Xong việc, tôi có cả một khoảng thời gian mà nằm nghĩ vẩn vơ. Và thế là tôi nhớ về cái làng Dầu của tôi, nhớ ghê gớm.
Tôi ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại:
- Chúng nó nào?
- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù.
Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Vui quá! Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông tố nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng Chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó... Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ...
- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại...
Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:
- Hà, nắng gớm, về nào...
Tôi nói với mình mà như chẳng nói với ai. Tôi tự trấn an mình. Lảng ra một chỗ rồi bước hẳn, không dám quay đầu lại nhìn. Tôi cúi gằm mặt xuống mà đi, như mình vừa làm điều gì đó tội lỗi lắm. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Tay chân như nhũn hẳn ra, không còn sức. Tôi thở dốc. Mấy đứa nhỏ len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Mắt mờ đi, nhạt nhòa. Mấy đứa nhở... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Tôi nắm chặt hai tay, móng đâm vào da thịt, đau nhói. Tôi rít lên như một con thú bị thương, đau đớn đến tột cùng:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian ban nước để nhục nhã thế này.
Tôi bỗng ngừng lại, ngờ ngợ. Tôi nhớ lại từng người. Họ toàn những người có tinh thần cả mà. Họ quyết không chịu đi để ở lại giữ làng, định bụng một phen sống mái với lũ chúng nó. Có đời nào họ chịu nhục nhã mà đi làm cái điều kinh khủng ấy!... Nhưng không! Không có lử thì làm sao có khói? Ai người ta đi đặt điều vu oan cho mà làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa? Cả làng Việt gian! Rồi đây biết sống ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy?... Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi. Mọi thứ rối tung lên, như tơ vò, một mớ bòng bong. Gỡ thế nào cũng không ra được. Thôi thì cắt đi cho nhẹ nợ. Bụng bảo dạ, tôi cố nhét cho sâu cái chuyện đó vào sâu trong bộ não. Nhưng dường như vợ tôi cũng biết chuyện đó rồi. Chiều về, bà ấy uể oải, cái mặt nặng như đeo chì. Mãi khuya, bà ấy mới dám lôi chuyện ấy ra. Vừa nói, hỏa khí trong tôi đã bùng lên. Thế là im bặt, nhẫn nhục.
Đêm xuống yên ắng đến lạ. Đêm đen như mực, như chỉ trực đợi tôi nhắm mắt là sẽ ôm trọn tâm hồn tôi. Tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt lặng hẳn đi, tôi nghe có tiếng léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực tôi đập thình thịch. Nín thở, ruột gan như sôi lên, tôi lắng tai nghe ra bên ngoài...
Từ ngày hôm ấy, tôi chỉ ru rú một góc nhà, đến cả nhà bác Thứ cũng không dám sang. Tủi hổ lắm! Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn người ta nữa?... Ruột gan tôi lúc nào cũng như lửa đốt. Cứ một đám đông túm lại tôi cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa cũng nơm nớp lo sợ, thoáng nghe thấy mấy tiếng Tây, Việt gian... là lại chột dạ. Lủi thủi trong nhà, nin thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Các cụ đã nói "Ghét của nào trời chao của ấy". Đúng như nhũng gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống! Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi... Hay là quay về làng?...
Nước mắt tôi cứ giàn ra. Mặn chát. Về làng ư? Không... Không... Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng đồng nghĩa với việc chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được! Làng thì yêu. Yêu thật! Nhưng làng theo Tây mất rồi. Làng đã phản bội lại ta thì phải thù.
Tôi bế thằng út, xoa đầu nó, hỏi khẽ:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng mình không?
Thằng bé cúi mặt, vân vê gấu áo như suy nghĩ cái gì đó. Nó nép đầu vào ngục tôi, khẽ trả lời:
- Có.
Tiếng nó khẽ khàng. Như tiếng lòng của chính bản thân tôi. Sao tôi vẫn cứ yêu cái làng ấy đến thế ? Tôi lại hỏi:
- Thế con ủng hộ ai?
- Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Mắt thằng bé mở to hết cỡ. Đôi mắt long lanh ấy ánh lên một niềm vui bất tận. Thằng bé trả lời dứt khoát. Nước mắt tôi lại trào ra, ấm áp.
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Tôi thủ thỉ với thằng bé. Tôi khắc sâu vào lòng thằng bé mà cũng như tự nhủ với lòng mình, tự minh oan cho chính mình. Cái lòng bố con tôi như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
Cứ như vậy cho đến ngày hôm ấy. Tôi nhận được tin cải chính. Như trút được gánh nặng trong lòng, tôi mua quà cho lũ trẻ. Rồi lật đật đi khoe với hàng xóm láng giềng. Phải! Phải! Phải cho mọi người cùng biết cái tin ấy chứ. Tay chân tôi cứ múa hết cả lên. Đi đến đâu tôi cũng hô thật to:
- Tây nó đốt làng tôi rồi. Nhà tôi bây giờ chỉ còn lại một đống tro đên sì. Ông chủ tịch làng tôi vừa lên cải chính,,, cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo giặc ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!
Cái nhà cháy ấy là minh chứng cho việc làng tôi không theo giặc. Tôi hô hào như để trút bỏ những phiền muộn vừa qua. Đã thật! Ai cũng mừng, cũng vui cho tôi...
Tiếng mấy đứa con léo réo. Thằng út kéo tay tôi gọi lớn, kéo tôi ra khỏi hồi tưởng. Tôi nhìn quanh. Mắt ngân ngấn lệ. Tôi nhấc bổng thằng nhỏ, hôn nó cái chụt. Nó cười khúc khích, tiếng cười như tan vào gió, như mang niềm hạnh phúc của tôi bao trùm lên cả làng Dầu. Tôi gói ghém những hồi ức đó, nhét vào một nơi thật sâu rồi vững bước, thẳng về phía trước, thẳng về cái làng của tôi. Còn hồi ức kia, nó chỉ làm cho tình yêu làng của tôi thêm nồng đượm mà thôi... Tôi tin rằng, tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi chốn này.
chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế
Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.
Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại học bằng học bổng. Mẹ tôi là giáo viên dạy tiếng Latinh ở trường trung học. Trong Đại chiến Thế giới II, cha tôi tham gia quân đội, là đại úy hải quân, phụ trách đội pháo thủ bảo vệ thương thuyền chở dầu trên Đại Tây Dương. Khi tôi chào đời ở Hanlover, bang New Hanpshire, cha tôi vẫn đang nằm viện ở Texas vì bị gãy xương hông. Lên một tuổi tôi mới được gặp cha.
Sau đó, cha tôi dạy ngoại ngữ ở trường Tilton shool, một trường nội trú nam ở vùng ngoại ô New Hanpshire. Ngôi trường vươn mình kiêu hãnh (hay ngạo nghễ theo như cách nói của dân địa phương)- trên một quả đồi, phía dưới là một thị trấn cũng cùng tên Tilton. Mỗi năm, trường tư này chỉ nhận 50 học sinh cho mỗi lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh ở đây phần lớn là con cái của những gia đình giàu có từ Buenos Aires, Caracas, Boston và New York.
Nhà tôi luôn thiếu tiền, nhưng chúng tôi không bao giờ tự cho mình là nghèo. Mặc dù đồng lương giáo viên của bố mẹ tôi rất ít ỏi, nhưng tất cả nhu cầu thiết yếu của chúng tôi như thực phẩm, nhà ở, lò sưởi, nước, cắt cỏ hay dọn tuyết được cung cấp miễn phí. Từ lúc lên 4, tôi ăn ở bếp ăn nhà trường, nhặt bóng cho đội bóng mà cha tôi huấn luyện, được sử dụng khăn mặt ở phòng thay đồ.
Dù có tỏ ra khiêm tốn thì các giáo viên và vợ con họ vẫn coi mình thuộc tầng lớp cao quý hơn dân địa phương. Tôi từng nghe bố mẹ đùa rằng họ là chủ trang viên, cai quản những nông dân hèn kém – ý nói những người dân thị trấn. Tôi biết đó không chỉ đơn thuần là một câu đùa.
Các bạn học cấp I và cấp II của tôi thuộc tầng lớp nông dân đó. Chúng rất nghèo. Bố mẹ chúng là những người lao động chân lấm tay bùn, thợ xẻ gỗ hay thợ xay bột. Họ không ưa “ lũ học sinh trường tư” chúng tôi, và ngược lại, bố mẹ tôi cũng không thích tôi kết thân với những cô bạn thị trấn mà ông bà hay gọi là đồ “hư hỏng”. Nhưng từ hồi học lớp 1, tôi đã dùng chung sách giáo khoa và bút chì màu với mấy cô bạn trong lớp. Hồi đó, tồi phải lòng ba cô bạn: Ann, Priscilla và Judy. Vì vậy, khó mà chấp nhận quan điểm của cha mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn tôn trọng ý muốn của họ.
Trong bài hát You raise me up của ban nhạc Westlife có một đoạn ca từ được dịch như sau:
"Bạn nâng đỡ tôi, vì vậy bạn có thể đứng trên những đỉnh núi
Bạn nâng đỡ tôi, để tôi có thể đi trên biển, giữa trời giông bão
Tôi mạnh mẽ hơn khi được dựa vào đôi vai của bạn."
Từ những ca từ trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tình bạn - điểm tựa tinh thần trong cuộc sống bằng một bài văn không quá 500 chữ.
Câu9. Gạch chân dưới các từ được lặp lại ở các câu để liên kết câu trong đoạn văn:
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá lá đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư và ngồi đó rình mặt trời lên...Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (Cô Tô)
Gạch chân dưới các từ được lặp lại ở các câu để liên kết câu trong đoạn văn:
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá lá đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư và ngồi đó rình mặt trời lên...Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (Cô Tô)
Cuộc Đời Má Tôi - Chap Cuối
Tôi đã tìm đến tôn giáo để tìm kiếm niềm tin và một chút hi vọng. Rồi với những lời lẽ cũ rích, mà trước kia đối với tôi hoàn toàn giả tạo và rẻ tiền, bây giờ tôi lại phải dùng. Tôi đã cầu nguyện: “Thưa ngài Thích Ca, thưa ngài Jesus và thưa tất cả các ngài có quyền năng định mệnh con người như sự truyền tụng của môn đồ các ngài, tôi không biết rằng các ngài có thực sự hiện hữu và có phép màu nào chăng, nếu có như vậy, tôi cũng không biết lúc này các ngài hiện đồng thời đang nghe bao nhiêu lời cầu nguyện của môn đồ trên khắp thế gian, nhưng tôi rất hi vọng rằng lời tôi cũng may mắn đến tai các ngài. Tôi không biết mình có tội lỗi gì mà các ngài lại phạt tôi bằng cách hành hạ má tôi như vậy, nếu có thì cầu xin các ngài hãy trừng trị tôi bằng một cách nào khác. Còn nếu như vì tội lỗi của má tôi, tôi xin các ngài hãy xem lại những việc tốt của má tôi và của cả tôi đã làm được trong quãng đời vừa sống, tôi chỉ biết rằng từ khi tôi bắt đầu nhận thức được, tôi thấy má tôi chẳng hề làm điều gì ác cho bất cứ ai. Còn nếu như đó là “tội nghiệp” của má tôi từ tiền kiếp, tôi cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài cầu xin các ngài, nếu như các ngài cho má tôi chỉ sống được đến hết ngày hôm nay, thì tôi xin đánh đổi cả quãng đời còn lại của mình trừ đi một ngày, để má sống với tôi thêm được một ngày, hay chỉ là một khoảnh khắc tôi cũng tình nguyện như vậy, tuy những lời này thật là giả tạo nhưng tôi mong rằng các ngài hãy nhìn thấu tim tôi, để thấy được nó xuất phát từ đáy lòng tôi. Tôi thành tâm cầu xin các ngài!”.
Nhưng rồi lời cầu nguyện cuối cùng cũng không được linh nghiệm. Giờ đây mỗi lần về thăm quê má vẫn luôn nhìn tôi đầy âu yếm, nhưng cái nhìn ấy khuất sau chuỗi những âm u và đã trở thành vĩnh hằng.