Tìm câu chủ đề của đoạn văn:
…“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”…
Từ nhân vật người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" và nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" ta đã thấy tác hại của tính tự ti và tự phụ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về tính tự ti, tự phụ.
(Không giới hạn câu, miễn dài là được) =).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.
C1. Trong truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê " có chi tiết nào khiến em cảm động nhất . Hãy trình bày bằng một đoạn văn .
Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.
2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy
- Đem chia đồ chơi ra đi!
– Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
3.Tìm 4 từ láy trong đoạn trích.
4. Xác định quan hệ từ trong câu:'' Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.''
5. Xét về mặt nội dung, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.
6. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.
'' Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.''
7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? vì sao?
- Các bạn cố gắng giúp mình nhé!
I/ Phần đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng
A | B | Đ | S |
Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. | Câu bị đông | ||
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em | Câu chủ động |
Câu 2: Chuyển đổi câu "Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em" thành câu bị động
Câu 3: Em hãy bổ sung các thành phần câu đã học vào câu văn " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" để tạo thành câu mở rộng
Câu 4: Câu nào trong đoạn văn em tìm ở đoạn văn trên có sử dụng thành phần trạng ngữ gì?
Câu 5: Xét về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" dùng để xác định gì?
Câu 6: Xác định vị trí trạng ngữ trong câu văn trên (câu 5 vừa tìm)?
I/ Phần đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng
A | B | Đ | S |
Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. | Câu bị đông | ||
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em | Câu chủ động |
Câu 2: Chuyển đổi câu "Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em" thành câu bị động
Câu 3: Em hãy bổ sung các thành phần câu đã học vào câu văn " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" để tạo thành câu mở rộng
Câu 4: Câu nào trong đoạn văn em tìm ở đoạn văn trên có sử dụng thành phần trạng ngữ gì?
Câu 5: Xét về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" dùng để xác định gì?
Câu 6: Xác định vị trí trạng ngữ trong câu văn trên (câu 5 vừa tìm)?
Tớ cần gấp
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô …”
(Ca dao)
a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)
b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)
2: (2 điểm)
Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.
3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.
4: (4 điểm) Tập Làm Văn
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.