Tính chất nào không phải của benzen là kém bền với các chất oxi hóa.
Đáp án: D
Tính chất nào không phải của benzen là kém bền với các chất oxi hóa.
Đáp án: D
Teflon là một polime tổng hợp có rất nhiều ưu điểm như: bền với axit, kiềm và các chất oxi hóa có khả năng cách điện cao, chống dính cao, bền với nhiệt. Với các ưu điểm trên, Teflon xứng đáng với danh hiệu “Vua” chất dẻo.
a) Viết công thức chung của mạch Teflon.
b) Phân tử khối trung bình của một đoạn mạch Teflon là 250000 đvC, hãy tính số mắt xích ứng với đoạn mạch polime này.
Câu 23:
Liên kết CC trong phân tử axetilen có đặc điểm
A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Câu 23:
Liên kết C\(\equiv\)C trong phân tử axetilen có đặc điểm
A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
30.Nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt, đồng nhưng các vật dụng bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn những đồ vật bằng sắt đồng là vì:
A.Nhôm không phản ứng với các chất có trong môi trường
B.Nhôm tác dụng với các chất trong không khí tạo các muối nhôm rất bền
C.Do nhôm có màu trắng bạc và nhẹ
D.Bề mặt của nhôm có lớp màng oxit Al2O3 mỏng bền vững bảo vệ.
31.Quặng sắt nào dưới đây chứa hàm lượng sắt cao nhất
A.Xiđerit (FeCO3 )
B.Manhetit (Fe3O4 )
C.Hematit (Fe2O3 )
D.Pirit sắt (FeS2 )
32.Để làm sạch Ag có lẫn hóa chất là Fe và Cu. Hóa chất được sử dụng là
A.Dung dịch AgNO3
B.Dung dịch FeSO4
C.Dung dịch MgCl2
D.Dung dịch CuSO4
33.Cho các chất: ZnO, H2SO4 , Fe(OH)3 , Al, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2 là
A.5
B.3
C.6
D.4
34.Hòa tan hoàn toàn 0,27 gam nhôm trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Cho Al =27 , H=1, S=32, O=16
A.336
B.224
C.0,224
D.0,336
35
A.BaSO4
B.Na2SO4
C.H2SO4 loãng
D.MgSO4
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
Tính chất hóa học nào sau đây không phải của muối?
A. Tác dụng với dung dịch axit B. Tác dụng với oxit bazơ.
C. Tác dụng với dung dịch muối D. Tác dụng với kim loại.
1. thế nào là phản ứng trao đổi? viết 3 phương trình hóa học minh họa?
2. tính chất hóa học đặo trưng ( khác so với axit ) của H2SO4 đặc.
3. tính chất hóa học của các hợp chất: Oxit, Axit, Bazơ, Muối.
4. điều chế 1 số hợp chất quan trong: SO2, CaO, H2SO4, Ca(OH)2, NaCL.
5. pha chế dung dịch H2SO4 loãng từ dung dịch H2SO4 đặc.
6. pha chế dung dịch Ca(OH)2 từ CaO.
7. hiện tượng 1 số thí nghiệm:
a. cho dd NaSO4 vào dd BaCL2.
b. cho dd Na2CO3 vào dd HCL.
c. đinh sắt cho vào dd CuSO4.
d. cho dd H2SO4 vào dd BaCL2.
e. cho dd H2SO4 đặc vào đường saccarozơ.
f. cho dd ALCL3 vào dd NaOH ( có dư).
g. cho nước cất vào CaO, sau đó cho dd phenolphtalein.
cho dd NaCO4 vào dd CaCL2.
( cần gấp ạ)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
a) Xác định các chất X, Y, Z, A, B, D, E, F biết rằng:
- X là đơn chất của phi kim T, còn Y, Z là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch của Y làm quỳ tím chuyển đỏ. Z là muối Kali trong đó Kali chiếm 52,35% về khối lượng.
- Từ D có thể tạo thành A bằng phản ứng với oxi xúc tác men giấm.
b) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ( ghi rõ điều kiện nếu có).
A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
a) Xác định công thức phân tử của A
b) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8
Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
III. OXIT
1. Định nghĩa ; cho vd 2. Phân loại: cho vd
3. Cách gọi tên: cho vd 4. công thức ?
3. Cách gọi tên: cho vd 4. công thức ?
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro 1. Tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm 2. Phản ứng thế
III. Nước 1. Tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
I. Dung môi – chất tan – dung dịch
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa
III. Độ tan của một chất trong nước Khái niệm; Công thức tính:
IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:
2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:
PHẦN 2. BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:
1. Oxit là: A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.
D. Cả A, B, C đúng.
2. Oxit axit là: A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit
C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
3. Oxit bazơ là: A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ
D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:
CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3
a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:
A. CO2; NO; NO2; K2O B. NO; BaO; P2O5; N2O5
C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5 D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3
b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:
A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5 B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3
C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3 D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3
7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước
A. SO3, CuO, K2O B. SO3 , K2O, CO2, BaO C. SO3, Al2O3, K2O D. N2O5, K2O, ZnO
8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít
A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3 B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2
C. H3PO4, HNO3, H2S D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2
9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:
A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3 B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2
C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH D. KOH; Zn(OH)2; NaOH
10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:
A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2
C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.
11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:
A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch K2SO4
12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:
A. Nước cất B. Giấy quỳ tím C. Giấy phenolphtalein D. Khí CO2
13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.
14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:
A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3 B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4
C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.
15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II
C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II
16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:
A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Fe(SO4)3 D. Fe3(SO4)2
17. Cho các phương trình phản ứng sau:
1. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 2. 2H2O →2H2 + O2
3. 2Al + 3H2SO4 →Al2( SO4)3 + 3H2 4. 2Mg + O2 →2MgO
5. 2KClO3 →2KCl + 3O2 6. H2 + CuO →Cu + H2O 7. 2H2 + O2 →2H2O
a. Phản ứng hoá hợp là: A. 1, 3 B. 2, 5 C. 4,7 D. 3, 6
b. Phản ứng phân huỷ là: A. 5, 6 B. 2 , 5 C. 4, 5 D. 2, 7
c. Phản ứng thế là: A. 1, 3, 6 B. 1, 3, 7 C. 3, 5, 6 D. 4, 6, 7.
18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
A. H2O, KClO3 B. KMnO4, CaCO3 C. KClO3, KMnO4 D. HCl, Mg
19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:
A. N2, H2, CO B. N2, O2, Cl2 C. CO, Cl2 D. Cl2, O2
20. Ứng dụng của hiđro là:
A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa
B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng
C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu D. Dùng để khử trùng sát khuẩn
21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:
A. Cho Zn tác dụng với dd HCl B. Điện phân nước
C. Cho K tác dụng với nước D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng
22. Sự oxi hóa là:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại. B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.
C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất. D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.
23. Sự oxi hóa chậm là:
A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt B. Sự oxi hóa mà không phát sáng
C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy
24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:
A. một nguyên tử H và một nguyên tử O B. hai nguyên tử H và một nguyên tử C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.
25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:
A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 22,4 lit D. 11,2 lit
26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:
A. Na2O B. NaOH và H2 C. NaOH D. Không có phản ứng.
27. Dung dịch là hỗn hợp:
A. Của chất khí trong chất lỏng B. Của chất rắn trong chất lỏng
C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.
28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi B. Nước là chất tan và rượu là dung môi
C. Nước và rượu đều là chất tan D. Nước và rượu đều là dung môi
29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không thay đổi
30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,
A. Dung dịch đường bão hòa B. Dung dịch đường chưa bão hòa
C. Dung dịch đồng nhất D. Cả A, B, C đều đúng
B. TỰ LUẬN
1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế
a/ ……….+……… →ZnO b/ ………+ ……… →H3PO4
c/ ………+ ……… →CO2 + H2O d/ ………+ ……… →K2S
e/ H2O →……… + ……… f/ KClO3 →……… + ………
g/ ……… +……… →CuCl2 h/ KMnO4 ……… + ……… + ……….
i/ Zn + HCl →……… +……… j/ Al + H2SO4 →……… + ………
k/ H2 + ……… →Cu + ……… l/ CaO + H2O →……
2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?
3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?
4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:
a) Bao nhiêu gam sắt? b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?
5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :
a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?
b) Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?
7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.
8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?
9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:
a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?
c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?
10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ?
11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4