Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Hỗn hợp chất rắn A gồm FeCO3, FeS2 và tạp chất trơ. Hỗn hợp khí B gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Cho hỗn hợp A vào bình kín dung tích 10 lít ( không đổi) chứa lượng hỗn hợp B vừa đủ. Nung nóng bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các phản ứng cùng tạo ra một oxit sắt, oxit này phản ứng với dung dịch HNO3 dư không tạo ra khí. Sau phản ứng, đưa nhiệt độ bình về 136,50C, trong bình còn lại chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 17 và áp suất trong bình là P atm. Cho dòng khí CO dư đi qua X đun nóng, biết rằng chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành kim loại và đạt hiệu suất 80%.Sau phản ứng thu được 27,96 gam chất rắn Z, trong đó kim loại chiếm 48,07% khối lượng.
(a) Tính giá trị của P ( coi thể tích chất rắn X là rất nhỏ) và thành phần % khối lượng tạp chất trong A.
(b) Cho Y phản ứng với oxi ( dư) có V2O5 ( xúc tác) ở 4500C, hấp thụ sản phẩm vào 592,8 gam nước, được dung dịch C ( D = 1,02 gam/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch C. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 100%.
Hỗn hợp X gồm Al, F e 2 O 3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử F e 2 O 3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H 2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 45%
B. 50%
C. 71,43%
D. 75%
Ở nhiệt độ phòng, hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và lượng dư hiđro có tỉ khối so với H2 là 3,375. Khi cho X qua Ni đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất có trong X.
Nếu cho X qua Pd/BaSO4 đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z. Trong Z chỉ có hai chất khí là B và hiđro.
c) Viết phương trình phản ứng tạo thành B trên. Tính tỉ khối của Z so với hiđro.
d) B có thể cho phản ứng polime hóa. Viết phương trình phản ứng này.
Hợp chất B cho phản ứng với Cl2 ở 500 tạo thành C (có chứa 46,4% khối lượng Cl). C phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được D. Cho D phản ứng với nước và Cl2 thu được E (có chứa 32,1% khối lượng Cl). Sau cùng E phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được F.
e) Viết công thức cấu tạo của các chất từ B đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra
Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Hòa tan F e 2 O 3 bằng lượng dư HCl;
2) Cho C tác dụng với khí O 2 ở điều kiện nhiệt độ cao;
3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối N a 2 C O 3 ;
4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H 2 S O 4 loãng;
5) Cho khí H 2 qua bột CuO, nung nóng;
6) Đốt cháy S trong không khí;
Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hòa tan một lượng sắt bằng dung dịch h2so4 (loãng) vừa đủ phản ứng thu được 16,8 lít khí hidro ở điều kiện tiêu chuẩn
a) viết phương trình hóa học của phản ứng
b) tính khối lượng sắt đã phản ứng
C) nếu cho khố lượng sắt vừa đủ ở trên phản ứng với 245g dung dịch H2SO4 10% thì sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu
Hỗn hợp X gồm glucozo và tinh bột. Chia X thành hai phần bằng nhau.
– Phần 1: hòa tan trong nước dư, lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch nước lọc phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,3 mol Ag.
– Phần 2: đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH (vừa đủ), sau đó cho toàn bộ dung dịch thu được thực hiện phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư, phản ứng xong, thu được 1,92 mol Ag. Biết phản ứng thủy phân đạt hiệu suất 60% và phản ứng thủy phân tinh bột không tạo sản phẩm nào khác ngoài glucozo.
Xác định khối lượng (gam) của hỗn hợp X
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với sắt(III) oxit trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp A. Chia hỗn hợp A ( đã trộn đều) thành hai phần. Phần thứ nhất có khối lượng ít hơn phần thứ hai là 26,8 gam. Cho phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 3,36 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần thứ hai bằng lượng dư dung dịch HCl thấy có 16,8 lít H2 bay ra. Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính khối lượng Fe có trong hỗn hợp A.
Hòa tan hoàn toàn 6,2g hỗn hợp gồm Na,K vào dung dịch Hcl. Kết thúc phản ứng thu được 2,24l khí H2 ( ở điều kiện tiêu chuẩn)
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
b) Tính phần trăm KL của mỗi KL trong hỗn hợp ban đầu
GIÚP EM VỚI Ạ
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hoà tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là bao nhiêu?
Hòa tan 21,9 gam hỗn hợp A gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B chứa 20,52 gam Ba(OH)2 và có 1,12 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính có khối lượng của dung dịch NaOH có trong dung dịch B.