Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn rồi nêu tác dụng
a)Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở một trong cái hang
b)Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran
c)Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc để hỏng mất
Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:
Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
(Hà Đình Cẩn)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:
Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
(Hà Đình Cẩn)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.
Tìm câu rút gọn, câu đặc biệt trong các ví dụ sau và phân tích tác dụng:
a.)Sóng ầm ập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn rọi của một con tàu. Một hồi còi
b)Chừng nữa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
c)Giờ đây trước mắt Sương con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông trong những truyện anh kể
d )Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng
đ/ Đà Lạt! Một thắng cảnh! Những ai đã đến đó một lần rồi sẽ không thể nào không lưu luyến cái thành phố đầy sương mù và ngắm thông vi vu trên những ngọn đồi cỏ non xanh mượt mà ấy
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi, vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh.
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh, nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:
- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
Tôi nhìn em buồn bã:
- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên:
- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây, có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: "Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh".
Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại "võ trang" cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
- Anh xem chúng đang cười kìa!
Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra.
Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.
- Hay anh dẫn em đến trường một lát.
Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ.
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.
- Ôi, em Thủy! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.
Em tôi bước vào lớp:
- Thưa cô, em đến chào cô... - Thủy nức nở.
Cô Tâm ôm chặt lấy em:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Và cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng đề dành phần nhau trong suốt mấy năm qua...
Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:
- Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.
- Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở:
- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.
Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:
- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...
Em khóc nức lên và chạy lại nắm lấy tay tôi dặn dò:
- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh, anh nhé...
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.
Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
- Anh xin hứa.
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.
Câu hỏi: Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một cuốn nhật kí. Thử đóng vai Thành, em hãy tưởng tượng và ghi lài trng nhật kí đó.
* Bài tập 2:
Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?
a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
* Bài tập 3:
a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.
a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được
b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:
+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.
+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh
+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau (gạch chân, chú thích)
a- Đoàn trưởng Thăng cố bậm môi trườn người lên dốc. và hướng lên dốc núi tiếp theo.
b- Cả đoàn người nhốn nháo hẳn lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c- Xuân Bái,ngày 19 tháng 2 năm 2009. Tôi đi học ngữ văn ở trường.
d- Tôi đi đến trường học trong niềm vui của tuổi thơ. Đến lớp,lại càng vui hơn nữa
Bài 1. Tìm câu rút gọn trong những phần trich sau, và cho biết chúng có tác dụng gì.
a) - Thăng Thành, con Thuỷ đâu ? Chủng tôi giật mìinh, liu riu dắt nhau aứng dáy. Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh. Thuỷ mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choang bám vào cảnh tay tôi. Diu em vào trong nhà, tôi bảo : - Không phải chia nữa Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. - Lằng nhằng mãi. Chia ra - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phia cổng. (Khánh Hoài)
b) Một thỏi quen xâu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cử đâu là thỏi quen vứt rác bua bãi. Ấn chuối xong cử tiện tay là vứt toet ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... (Băng Sơn)
c) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
d) Phượng xui ta nhớ cái gì đâu Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt... Nhở một trưa hè gà gáy khan.. Nhớ một thành xưa son uế oải. (Xuân Diệu)