Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Thị Hồng Nhung

Tìm n thuộc N:

a) \(A=\frac{n^4+3n^3+2n^2+6n-2}{n^2+2}\) là giá trị nguyên.

b)\(B=n^5-n+2\)là số chính phương.\(\left(n\ge2\right)\) 

Mr Lazy
8 tháng 8 2015 lúc 13:13

a/ 

\(A=\frac{n^2\left(n^2+2\right)+3n\left(n^2+2\right)-2}{n^2+2}=n^2+3n-\frac{2}{n^2+2}\)

A nguyên => \(\frac{2}{n^2+2}\) nguyên \(\Rightarrow n^2+2\in\text{Ư}\left(2\right)=\left\{-1;1;2;-2\right\}\)

Do \(n^2+2\ge2\) nên \(n^2+2=2\Leftrightarrow n=0\)

Vậy n = 0 thì A nguyên.

b/ Ta chứng minh \(B=n^5-n+2\) không là số chính phương với mọi n.

Xét \(M=n^5-n=n\left(n^4-1\right)=n\left(n^2-1\right)\left(n^2+1\right)=n\left(n-1\right)\left(n+1\right)\left(n^2+1\right)\)

Nhận xét: n và n+1 là 2 số nguyên liên tiếp nên tích của chứng chia hết cho 2 => M⋮2

+Nếu n⋮5 thì M⋮5.
+Nếu n chia 5 dư 1 thì (n-1)⋮5 => M⋮5.
+Nếu n chia 5 dư 2 thì n2 chia 5 dư 4 => (n2+1)⋮5 => M⋮5.
+Nếu n chia 5 dư 3 thì n2 chia 5 dư 9 tức dư 4 => (n2+1)⋮5 => M⋮5
+Nếu n chia 5 dư 4 thì (n+1)⋮5 => M⋮5

Vậy M⋮5

Suy ra M⋮10 với mọi số tự nhiên n

=> M có tận cùng là 0.

=> B = M+2 có tận cùng là 2.

Mà số chính phương chỉ có tận cùng là 0; 1; 4; 6; 9

=> B không phải là số chính phương với mọi n.

 


Các câu hỏi tương tự
Phan Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Real Madrid CF
Xem chi tiết
Real Madrid CF
Xem chi tiết
nguyentancuong
Xem chi tiết
Trần Hữu Ngọc Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trân
Xem chi tiết
Hoàng Đức Khải
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
Xem chi tiết