Khánh Vy

tìm một  ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ "tiếng gà trưa" của Xuân quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó.

p/s : được tham khảo mạng nhưng ko copy 

Tết
19 tháng 1 2020 lúc 20:07

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ( điệp từ nghe )

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
19 tháng 1 2020 lúc 20:08

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trang Thị Anh :)
19 tháng 1 2020 lúc 20:14

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Vân
19 tháng 1 2020 lúc 20:14

Tác giả đã sử dụng thànn công biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa", tiêu biểu nhất là ở khổ cuối cùng:

Tác dụng: -Nêu rõ mục đích chiến đấu

                 +Tổ quốc (nhân dân, đất nước)

+Xóm làng (họ hàng)

+Bà (người thân)

+tiếng gà (gần gũi, thân thuộc nhất)

=> Mục đích chiến đấu theo quy luật: từ rộng lớn (thiêng liêng nhất) đến nhỏ bé (bình dị) nhất

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LHN Gaming
Xem chi tiết
Olala
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Olala
Xem chi tiết
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Hạnh Nguyên Nguyễn Huỳnh
Xem chi tiết
Sa Linh Phương
Xem chi tiết