Đại từ
Câu 1. Đại từ là gì?
A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Có mấy loại đại từ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 3. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Câu 4. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?
A. Để hỏi
B. Để trỏ số lượng
C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
D. Để hỏi về người, sự vật
Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ
những hoa cùng người” là?
A. Mình, ta
B. Hoa, người
C. Nhớ
D. Về
Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai
cũng sợ” ?
A. Ai
B. Chúng tôi, ai
C. Chúng tôi
D. Cũng
Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?
A. Đã
B. Bấy lâu
C. Bác
D. Trẻ
Câu 8. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”
A. Động từ
B. Phó từ
C. Danh từ
D. Tính từ
Câu 9. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen
gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?
A. Tôi
B. Tôi, nó
C. Tôi, Kiều Phương
D. Nó, Mèo
Ai làm đúng r mik tích choa >:3
tình cảm yêu thương gần gũi mà ấm áp của bà chính là nguồn động lực lớn nhất cho người chiến sĩ trên đường hành quân .từ đó, em hãy viết một đoạn văn ngắn(khoảng4-5 câu) trình bày những việc làm của mình để thể hiện tình yêu đối với những người thân trong gia đình. trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một quan hệ từ (ghi rõ)
Chỉ ra lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại:
Qua ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa
Chỉ ra lỗi vầ dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại.
a. Trời mưa quá mà đường lầy lội
b. Qua ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.
SỨC MẠNH VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI
Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh của thiên nhiên.
Sau khi con tàu vì đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm và tảng băng, bên dưới có dòng chữ: "Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: "Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người."
Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu".
Đề bài:
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Nêu nội dung của đoạn trích.
2. Có một bộ phim nổi tiếng về vụ đắm tàu Titanic. Viết tên bộ phim và tên bài hát tiếng anh (do nữ hoàng nhạc Pop - Celine Dion thể hiện) trong bộ phim ấy? Nhan đề bài hát tiếng anh ấy có nghĩa là gì?
3. Lấy câu văn: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu." làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu làm sáng tỏ câu chủ đề ấy.
----------------
mỗi con người. Đó chính là lòng khiêm nhường.
Khiêm nhường là luôn khiêm tốn, nhún nhường, ko kiêu căng, tự cao tự đại, luôn tìm tòi và học hỏi ở người khác. Khiêm nhường là 1 đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong viêc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, giúp cho việc giao tiếp đối xử giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn
Đoạn văn trên giải thích bằng cách nào
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
a) Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng đã cho.
b) Nghĩa của từ "mình" trong câu "cậu giúp đỡ mình với nhé!" có gì khác nhau với đại từ "mình" trong câu ca dao sau đây
"Mình về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ hàm ẳng mình cười"
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.