Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng Nam

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hoà tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Ngô Quang Sinh
15 tháng 11 2018 lúc 15:57

Chọn đáp án A.

• TN1: Xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

• TN2: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Ban đầu xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): Cu2+ + 2e → Cu

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần.  

• TN3: Xảy ra ăn mòn hóa học: 3Fe + 2O2 → t o  Fe3O4

• TN4: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Thép là hợp kim Fe – C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C (graphit). Khi cho thanh thép vào dung dịch H2SO4 loãng xảy ra quá trình:

Tại catot (C): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần.

• TN5: Xảy ra ăn mòn hóa học: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

• TN6: Xảy ra ăn mòn điện hóa:

Đầu tiên xảy ra phản ứng: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Al): Al → Al3+ + 3e:

Al bị ăn mòn dần.

Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết